Cá kho làng Vũ Đại, từng bước vào chuỗi sản phẩm an toàn

Không chỉ nổi tiếng với sản phẩm cá kho thơm ngon đặc biệt, cơ sở SX Cá kho Hà Thủy (xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam) còn là một trong số ít các đơn vị của tỉnh Hà Nam đã được cấp xác nhận chuỗi sản phẩm an toàn.

cá kho
Kho cá tại cơ sở cá kho Hà Thủy

Thời gian gần đây, sản phẩm cá kho của xã Hòa Hậu, quê hương của cố nhà văn Nam Cao đã khá nổi tiếng trên thị trường ẩm thực tại miền Bắc.

Các cơ sở chế biến cá kho mang thương hiệu “cá kho làng Vũ Đại” cũng mọc lên khá nhiều. Tuy nhiên, không phải cơ sở nào cũng có sản phẩm cá kho vừa khoái khẩu, vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nhằm xây dựng thương hiệu và phát triển sản phẩm bền vững, trong khuôn khổ chương trình cấp xác nhận cho chuỗi sản phẩm nông lâm thủy sản an toàn (do Bộ NN-PTNT thí điểm triển khai), Chi cục Quản lí Chất lượng Nông lâm thủy sản tỉnh Hà Nam đã thực hiện kiểm tra giám sát, cấp xác nhận cho cơ sở cá kho Hà Thủy (xóm 13, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân).

Chị Trần Thị Thu Thủy, chủ cơ sở cá kho Hà Thủy cho biết: Để có một niêu cá kho vừa thơm ngon, vừa đảm bảo vệ sinh ATTP, trước hết cần phải có nguyên liệu sạch. Sạch từ niêu, cá cho tới các loại gia vị. Niêu đất dùng kho cá phải được đặt hàng từ Nghệ An vì chất đất tốt, có thể đảm bảo độ bền trong quá trình kho cá kéo dài từ 12-14 tiếng; nắp đậy của niêu lại phải đặt hàng từ các sơ sở SX ở Thanh Hóa mới có thiết kế phù hợp với việc kho cá.

Để đáp ứng yêu cầu kiểm soát sản phẩm an toàn theo chuỗi, nguồn cá nguyên liệu cần phải đảm bảo sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Cụ thể, cơ sở chị Thủy đã ký hợp đồng với cơ sở nuôi cá trắm đen của chị Trần Thị Hường (xóm 8, xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) và lựa chọn cá rất kỹ. Cơ sở nuôi cá trắm đen của gia đình chị Trần Thị Hường cũng đã được Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản thủy sản tỉnh Hà Nam cấp giấy xác nhận là cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn.

Theo chị Thủy, cá dùng để kho phải to (khoảng 5kg/con) và còn tươi nguyên. Các gia vị đi kèm như gừng, ớt, riềng, khế, hành... đều phải có nguồn gốc ở các cơ sở SX uy tín, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Để có niêu cá kho đúng chuẩn, cá phải được ướp gia vị, sau đó om bằng than củi trong nhiều giờ liền. Trong quá trình kho phải ủ trấu và tra nước cốt xương sườn lợn, cua đồng, nước dùng (kẹo đắng) hòa với nước cốt chanh và một số gia vị cổ truyền khác.

Sản phẩm cá kho của cơ sở Hà Thủy hiện không phân phối tại các cửa hàng cố định, mà chỉ thực hiện cung cấp cho các đơn đặt hàng có sẵn. Một niêu cá kho tùy kích cỡ và lượng cá hiện có từ 700 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng, một số khách hàng có thể đặt các niêu cá có giá lên tới vài triệu đồng, tùy yêu cầu của người mua. Chủ cơ sở cá kho Hà Thủy hướng lưu ý: Cá kho ăn ngon nhất là khi cá vừa nguội hoặc ăn trong ngày, miếng cá chín nhừ nhưng không bị nồng, lại dậy vị thơm của cá, của các gia vị đi kèm.

Do trong quá trình chế biến, cá không sử dụng bất kỳ chất bảo quản nào nên khi mua sản phẩm về, niêu cá cần phải được bảo quản trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Vào mùa hè, cá kho chỉ nên bảo quản trong tủ lạnh và ăn dần trong vòng 5 đến 7 ngày, mùa đông không cần bảo quản tủ lạnh có thể dùng thích hợp trong vòng từ 2 đến 4 ngày (nếu để trong ngăn mát tủ lạnh thì có thể lâu hơn).

Là chuỗi thực phẩm an toàn của tỉnh Hà Nam, cơ sở Hà Thủy theo định kỳ được Chi cục Quản lí chất lượng Nông lâm thủy sản tỉnh Hà Nam để kiểm nghiệm các chỉ tiêu về vệ sinh ATTP như hàm lượng thủy ngân, asen, chì, coliforms, salmonella… Khách hàng có nhu cầu đặt hàng, có thể liên hệ trực tiếp với chủ cơ sở cá kho Hà Thủy, điện thoại: 0914 868670.

Nông Nghiệp Việt Nam, 30/03/2016
Đăng ngày 31/03/2016
Bùi Huế
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:47 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:47 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:47 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:47 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:47 27/11/2024
Some text some message..