Cá khổng lồ có tuổi thọ tới 100 tuổi và mang thai dài 5 năm

Coelacanth - Một loài cá kỳ dị khổng lồ từ thời khủng long vẫn còn tồn tại đến ngày nay - có thể sống tới 100 tuổi và đặc biệt quá trình mang thai của nó kéo dài tới 5 năm, theo Huffpost.

Cá hóa thạch.
Loài cá khổng lồ "hóa thạch sống" có kích thước to lớn tương đương con người.

Coelacanth - Loài cá có kích thước tương đương người sống ở sâu dưới đáy đại dương, di chuyển chậm chạp này có biệt danh là “hóa thạch sống”. Loài cá sống chủ yếu về đêm này phát triển với tốc độ chậm kinh khủng.

Nghiên cứu cho biết những con cá cái không đạt đến độ tuổi trưởng thành về giới tính cho đến cuối những năm 50 tuổi, trong khi những con cá đực trưởng thành về giới tính ở độ tuổi 40 đến 69.

Và có lẽ kỳ lạ nhất, các nhà nghiên cứu cho rằng quá trình mang thai ở cá cái kéo dài tới 5 năm.

Coelacanth đã tồn tại khoảng 400 triệu năm, được cho là đã tuyệt chủng cho đến khi chúng được tìm thấy còn sống vào năm 1938 ngoài khơi Nam Phi.

Các nhà khoa học từ lâu tin rằng Coelacanth chỉ sống thọ khoảng 20 năm. Nhưng bằng cách áp dụng một kỹ thuật tiêu chuẩn mới để xác định niên đại cá thương phẩm, các nhà khoa học Pháp đã tính toán rằng chúng thực sự sống gần một thế kỷ, theo nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Current Biology.

Cá hóa thạch sống khổng lồ
Các nhà nghiên cứu bên một mẫu vật cá hóa thạch Coelacanth khổng lồ.

Loài cá Coelacanth đang bị đe dọa tuyệt chủng đến mức các nhà khoa học chỉ có thể nghiên cứu các mẫu vật đã bị đánh bắt trái phép và chết.

Đồng tác giả nghiên cứu, ông Bruno Ernande, một nhà sinh thái học tiến hóa biển tại viện nghiên cứu biển của Pháp cho biết, sử dụng kỹ thuật ánh sáng phân cực để xác định tuổi của các mẫu vật cá Coelacanth mà họ có cho thấy, mẫu vật già nhất có tuổi đời lên tới 84 tuổi.

Sử dụng kỹ thuật này, các nhà khoa học đã nghiên cứu 2 phôi thai và tính toán được tuổi của 2 phôi thai này. Theo đó, phôi thai lớn nhất là 5 tuổi. Vì vậy, ông Ernande cho biết, họ đã tính toán rằng thời kỳ mang thai của cá cái kéo dài ít nhất 5 năm.

Ôn Harold Walker thuộc Viện Hải dương học Scripps, người không tham gia nghiên cứu cho biết thời kỳ mang thai 5 năm là "rất kỳ lạ" đối với cá hoặc bất kỳ loài động vật nào.

Theo AP

Báo Tiền Phong
Đăng ngày 22/06/2021
Bảo Tuấn
Khoa học

Lipid sinh học của tôm: Một kho báu dinh dưỡng

Các thành phần lipid trong tôm là cực kỳ phong phú và có thể mang lại lợi ích về sức khỏe. Một bài đánh giá khoa học do các nhà nghiên cứu từ Đại học Democritus công bố đã đi sâu vào thành phần lipid của nhiều loài tôm khác nhau, tập trung vào lợi ích sức khỏe tiềm năng của các hợp chất hoạt tính sinh học của chúng. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Marine Drugs của MDPI, giải thích cách các lipid này có thể góp phần phòng ngừa và điều trị các bệnh mãn tính, bao gồm các rối loạn tim mạch, tiểu đường, bệnh thoái hóa thần kinh và ung thư.

Lipid
• 12:00 13/01/2025

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:53 18/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026 - 2030

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định thông qua Quyết định phê duyệt đề cương nhiệm vụ Đề án phát triển thủy sản giai đoạn 2026- 2030, định hướng đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Ngư dân
• 17:34 17/02/2025

Kỹ thuật ương cá bớp giống trong bể xi măng

Cá bớp có tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon và phù hợp với cá nuôi lồng trên biển và nuôi trong ao đất. Trong giai đoạn ương giống, nhiều hộ nuôi đã áp dụng phương pháp ương cá bớp trong bể xi măng, giúp kiểm soát môi trường tốt hơn, hạn chế dịch bệnh và tăng tỷ lệ sống của cá.

Cá bóp
• 17:34 17/02/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 17:34 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 17:34 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 17:34 17/02/2025
Some text some message..