Cá linh mùa nước nổi

Lỡ hẹn đi miền Tây “tìm mùa nước nổi” với bạn, buổi trưa lu bu giữa thành phố ồn ào với cái nắng hanh khô chói chang mà đầu óc cứ để nơi đồng nước, nuốt miếng cơm văn phòng mà nhớ quay quắt mấy con cá linh non.

Đánh bắt cá linh ở đập Trà Sư, huyện Tịnh Biên (An Giang) - Ảnh: H.T.Vân
Đánh bắt cá linh ở đập Trà Sư, huyện Tịnh Biên (An Giang) - Ảnh: H.T.Vân

Mùa cá linh bắt đầu với con nước đầu mùa khoảng tháng 8, đầu tháng 9 âm lịch. Khoảng tháng 10 âm lịch, khi nước đã tràn đồng cũng là lúc cá linh ở khắp các cánh đồng đã lớn. Người dân đánh bắt cá linh theo đủ kiểu dân dã, vó, chài..., cầu kỳ hơn thì thả hoặc giăng lưới. Ngày xưa cá về nhiều, cứ canh con nước khuya, kéo lưới xong là mang luôn ra chợ. Chợ sớm miền Tây, những con cá linh tươi rói to hơn ngón tay cái, lưng ánh xanh nhạt, nhảy long tong trong thau trông thật vui mắt.

Cá linh hầu hết đem ủ làm mắm hoặc nước mắm, nhưng với người dân vùng sông nước và những ai đã một lần đến miền Tây mùa nước nổi, cá linh non đầu mùa đã trở thành món đặc sản có một không hai. Cá linh non thường được kho lạt, lấp xấp nước, ăn kèm với bông điên điển và bông súng, mấy loại rau cũng thuộc dạng đặc sản mùa lũ. Cá linh còn nhỏ, xương mềm nên nhiều người ăn không thèm bỏ cả xương, nhẩn nha nhai để thấy ngấm cái vị ngọt lừ, beo béo không lẫn vào đâu được. Chiều xuống, giữa đồng nước trắng xóa mưa lất phất, ngồi trên nhà bè, bên cái lẩu kho bốc khói mới thấy thật ấm lòng. Không biết bao năm, cứ mùa nước về là lại nhớ quay quắt cảm giác đó mà chân cứ như cuồng lên.

Sống xa quê mấy chục năm, nhưng “máu” dân miền Tây vẫn chảy trong huyết quản mẹ. Hồi mẹ còn sống, nhà ở miền Đông, nhưng không biết sao mùa này sáng đi chợ về thỉnh thoảng mẹ vẫn mua được cá linh tươi. Cá linh đã lớn (nhiều người gọi là cá linh rìa) nấu canh chua với bông so đũa là món ăn quen thuộc vì có sẵn một cây so đũa lớn ở sau hè, không thì kho lạt hoặc kho mặn chứ ít khi chiên hoặc lăn bột chiên như cách vài nhà hàng hiện làm. Nhưng đến tận bây giờ, món ăn dân dã thời còn khó khăn mà tôi nhớ nhất vẫn là món mắm cá linh kho.

Người dân miệt Châu Đốc, Tịnh Biên (An Giang) vốn nổi tiếng với nghề làm mắm cá linh và các loại mắm cá đồng nói chung. Mùa cá về nhiều, ăn không hết người ta cứ cho vào ủ mắm hết. Mắm cá linh ủ càng lâu càng ngon, đặc biệt thơm ngon nhờ ủ cá tươi sống. Khoảng cuối tháng 11 âm lịch, khi gió bấc bắt đầu thổi về cũng là mùa nước xuống. Lúc này cũng là lúc trong lu, trong khạp đã đầy mắm cá linh.

Hồi đó, sáng nào mẹ bảo hôm nay ăn “mắm và rau” là cả nhà đều hào hứng. Mấy lạng mắm cá linh mua ngoài chợ đem về nấu nước lọc bỏ xương, không quên cho vài tép sả đập giập vào nồi nước. Sả băm nhuyễn xào với ít thịt ba rọi cho chín tới rồi đổ vào nồi nước vừa sôi trên bếp, cho thêm cà tím vào ninh thêm một chút là cả nhà đã thơm lựng mùi mắm kho. Những năm 1980, đời sống còn khó khăn, mắm cá linh rẻ nhưng có được miếng thịt ba rọi đầy mỡ bỏ vào nồi mắm kho là đã sang lắm. Ngon như được ăn tiệc, đứa nào cũng ăn lấy ăn để, ăn rồi mà vẫn thòm thèm. Rổ rau sống to có ngọn với đủ thứ rau hái ngoài vườn, thêm vài cọng bông súng, kèo nèo, rau thơm phút chốc cũng hết veo...

Tin nhắn, bạn bảo “nước không tràn đồng”, thôi cứ yên tâm mà “ở nhà”, thể nào cũng mang mắm cá linh về cho tha hồ mà ăn!

tuoitre.vn
Đăng ngày 11/11/2012
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 12:20 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 12:20 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 12:20 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:20 19/11/2024

Tép Bạc ra mắt máy đo phiên bản mới Farmext Envisor E7

Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH - Đo bao nhiêu lần một ngày mới an tâm? Khi các thông số môi trường là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một vụ nuôi.

Nhá tôm
• 12:20 19/11/2024
Some text some message..