Cá linh non đầu mùa lũ hút hàng

Lũ về sớm, mang theo nguồn cá linh non tự nhiên cho các tỉnh vùng đầu nguồn sông Mê Kông khá lớn, một món ăn rất khoái khẩu nhiều người dân ĐBSCL và khách thập phương.

cá linh
Cá linh non đầu mùa lũ hút hàng, giá 150.000 đ/kg

Chiều 30-7, một số tiểu thương buôn bán cá ở chợ Lai Vung (Đồng Tháp) cho biết, khoảng 3 ngày nay cá linh non được khai thác ở nước bạn Campuchia và một số nơi ở vùng đầu nguồn ĐBSCL… được thương lái đưa về đây tiêu thụ.

Do số lượng cá linh non mới đầu mùa lũ chưa nhiều nên có giá tới 150.000 đồng/kg, nhưng vẫn không đủ cá linh non để bán.

Cá linh non đầu mùa lũ rất ngon, xương mềm, béo, có thể kho lạt ăn với bông điên điển, hoặc nấu lẩu chua, kho mắm, chiên giòn… đều ngon.

Ông Đoản Ngọc Anh, ở huyện biên giới Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp tâm sự: “Từ sau trận lũ lớn vào năm 2011, đến nay đã hơn 5 năm liên tục đều lũ nhỏ, nên cá linh từ thượng nguồn về rất ít. Năm nay, lũ về sớm và dự báo lớn hơn các năm trước, nên nông dân vùng lũ đã và đang chuẩn bị khai thác cá linh để mưu sinh. Đây là một trong những nguồn lợi thủy sản, giúp bà con vùng đầu nguồn này có thu nhập tương đối trong mùa lũ. Bình quân mỗi hộ kiếm được vài trăm ngàn đồng, nếu trúng thì được vài triệu đồng/ngày”. 

Cá linh non đầu mùa lũ đã về

Cũng theo ông Đoàn Ngọc Anh, thông thường cá linh non chỉ được giá cao vào lúc đầu mùa lũ. Nếu năm nào lũ lớn thì từ khoảng giữa tháng 8 trở đi cá linh sẽ nhiều và cá bắt đầu lớn nên giá sụt giảm trở lại, còn khoảng 40.000- 60.000 đồng/kg. Đến tháng 9, tháng 10, nhiều hộ khai thác cá linh để bán cho người dân làm nước mắm và giá tiếp tục sụt xuống còn khoảng 15.000- 25.000 đồng/kg...

Nhiều năm qua, cá linh được xem là một đặc sản mà thiên nhiên ban tặng cho vùng ĐBSCL mỗi khi lũ về. Tuy nhiên, để đảm bảo việc khai thác nguồn lợi cá linh bền vững thì một số địa phương ở ĐBSCL, trong đó có An Giang đã chỉ đạo ngành chức năng tăng cường kiểm soát việc tự ý bắt cá linh trong giai đoạn từ đầu tháng 6 cho đến cuối tháng 8. Đối với năm nào lũ về sớm và nước nhiều thì ngành chức năng sẽ rút ngắn thời gian cấm khai thác cá linh non, nhằm tạo điều kiện cho người dân vùng lũ mưu sinh.

Sài Gòn Giải Phóng, 30/07/2017
Đăng ngày 30/07/2017
Huỳnh Lợi
Ẩm thực

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Nuôi trồng thủy sản đối mặt 9 vấn đề

Số liệu của Cục Thủy sản, năm 2024, thủy sản ước đạt 9,2 triệu tấn, tăng 2% so với năm ngoái. Trong đó, nuôi trồng tăng 4% đạt 5,4 triệu tấn đã cao hơn hẳn khai thác chỉ 3,8 triệu tấn, cho thấy ngành đi đúng hướng tăng nuôi trồng, giảm khai thác. Tuy nhiên, nuôi trồng để phát triển bền vững cần ưu tiên giải quyết 9 vấn đề đang đối mặt.

Ao nuôi tôm
• 19:32 17/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 19:32 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 19:32 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 19:32 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 19:32 17/12/2024
Some text some message..