Cá lóc "trổ bông" - Thương lái ép giá

Người nuôi cá lóc ở cù lao Mây (xã Phú Thành và Lục Sĩ Thành- Trà Ôn) không chỉ lao đao vì giá cá đang rớt mà gần đây xuất hiện thêm hiện tượng đầu cá nổi vảy sần mà người nuôi cá gọi là “cá đầu bông”.

Cá lóc "trổ bông" - Thương lái ép giá
Đầu cá nổi vảy cuốn tròn như hình bông hồng nhưng vẫn khỏe mạnh.

Cá lóc nuôi ở cù lao Mây tập trung chủ yếu ở khu vực xã Phú Thành với hơn 40 hộ nuôi, tổng diện tích gần 10ha. Nhiều năm qua, người nuôi cá lóc nơi đây trải qua thăng trầm với con cá lóc do giá thị trường “khi lên, khi xuống”.

Những ngày đầu tháng Chạp năm Mậu Tuất 2018, giá cá lóc thương lái thu mua nhích dần lên, người nuôi cá phấn khởi vì có lời chút đỉnh.

Từ sau Tết Nguyên Đán Kỷ Hợi 2019, giá cá giảm dần và hiện nay chỉ khoảng 29.000- 30.000 đ/kg cá nguyên phẩm (loại 1), người nuôi không có lời.

Chưa hết, khoảng tháng nay, cá lóc gần xuất ao lại xuất hiện hiện tượng đầu cá bị nổi vảy sần hình như bông hồng. Từ đó, thương lái tiếp tục ép giá, những con cá có vảy nổi, thương lái mua chỉ 25.000 đ/kg, người nuôi lỗ gần 5.000 đ/kg.

Hiện toàn xã Phú Thành có 7- 8 hộ nuôi cá bị ảnh hưởng do cá bị nổi vảy sần mà người nuôi cá ở đây gọi là “cá đầu bông”. Dù cá nổi vảy, nhưng cá vẫn lớn, mạnh khỏe và người dân vẫn mua ăn bình thường, không ảnh hưởng gì. Nhưng thương lái cứ ép giá.

Theo nhiều người mua bán cá tại chợ Trà Ôn, cá có nổi vảy hay bình thường vẫn có người mua và giá bán lẻ cũng đồng giá 60.000 đ/kg.

Trước hiện tượng người nuôi cá bị ép giá, chủ đại lý bán thức ăn cá liền ra tay bù giá cho người nuôi, nên phần nào người nuôi cá lóc cũng nhẹ nhõm.

Chị Đặng Thị Hương (ngụ ở ấp Mái Dầm), nuôi 4 ao, tháng trước kéo 4 tấn, trong đó cá bị gù và nổi sần trên 300kg. Cá nguyên phẩm thương lái mua 30.000 đ/kg, cá bị nổi sần mua 25.000 đ/kg. Biết được chị Hương bị lỗ, chủ đại lý thức ăn đến hỗ trợ bù giá 5.000 đ/kg. Hiện chị Hương kéo 15 tấn, chủ đại lý cũng hứa sẽ bù giá nếu có cá bị ép giá.


Theo ước tính của chủ đại lý, hiện còn khoảng 100 tấn cá phải bù giá cho người nuôi.

Ông Lê Thanh Hải (ngụ ấp Mái Dầm) cũng cho biết, cách nay hơn tháng, ông kéo 40 tấn, cá bị nổi sần khoảng 10%. Cá nguyên phẩm bán 34.000 đ/kg, “cá đầu bông” bán chỉ 25.000 đ/kg. Tuy vậy, đại lý bán thức ăn cá bù cho ông Hải 15 triệu đồng.

Anh Lê Tấn Hùng- chủ đại lý thức ăn cá cấp 1 ở xã Lục Sĩ Thành- cho biết, anh là đại lý cung cấp thức ăn cá số đông cho người nuôi cá lóc, cá tra ở cù lao Mây này. Sau khi có hiện tượng trên, anh đã báo về công ty cung cấp thức ăn và công ty đã thử mẫu thì thức ăn cá sản xuất cũng ổn định như trước.

Anh Hùng cũng lấy mẫu thức ăn cá đang bán đem đi test cũng không có vấn đề gì. “Tuy chưa biết hiện tượng này có nguyên nhân do đâu, nhưng trước mắt, tôi là người trực tiếp bán thức ăn cá cho bà con nên tôi trước tiên phải ra tay bù giá cho người nuôi để họ còn tái đàn và chăn nuôi lâu dài, bản thân tôi cũng giữ được mối uy tín với bà con.

Tính chung, tôi chịu thiệt bù giá cho bà con khoảng 350 tấn cá, đã bù 250 tấn cá thu hoạch từ trước tới nay, giờ ước tính còn khoảng 100 tấn nữa phải tiếp tục bù giá cho bà con. Mức bù tùy theo giá thị trường, thương lái mua cá nguyên phẩm bao nhiêu, tôi bù theo giá ấy”- anh Tấn Hùng khẳng định.

Ông Ngô Công Khanh- Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thành- cho biết: Hiện tượng này xảy ra hơn tháng nay, nhưng người dân không tường trình, cũng không yêu cầu gì. Do người nuôi cá và người bán thức ăn cá tự thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau, nên trước mắt cán bộ địa phương cũng để đôi bên tự nguyện thỏa thuận với nhau.

Báo Vĩnh Long
Đăng ngày 17/03/2019
Hùng Hậu
Dịch bệnh

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Phân biệt đốm trắng do virus và vi khuẩn trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những vấn đề gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, bệnh này có thể do hai tác nhân khác nhau gây ra là vi khuẩn và virus. Việc phân biệt giữa bệnh đốm trắng do vi khuẩn và virus là điều cực kỳ quan trọng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đốm trắng
• 09:37 26/09/2024

Khi tôm nuôi có dấu hiệu EHP ta nên làm gì?

Khi tôm nuôi có dấu hiệu nhiễm EHP, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý kịp thời để giảm thiểu tác động và kiểm soát bệnh hiệu quả. Dưới đây là những bước cần thực hiện khi phát hiện tôm nhiễm bệnh EHP.

Tôm bệnh
• 10:06 18/09/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 10:17 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 10:17 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 10:17 18/10/2024

Mô hình nuôi ghép đang sốt trở lại

Mô hình nuôi ghép thủy sản đang trở lại mạnh mẽ nhờ khả năng tối ưu hoá diện tích canh tác và giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản.

Nuôi ghép
• 10:17 18/10/2024

Xóa đói giảm nghèo bằng ba ba núi

Xóa đói giảm nghèo bằng nuôi ba ba núi (còn gọi là ba ba đá hoặc ba ba rừng) là một mô hình kinh tế đầy tiềm năng ở nhiều vùng nông thôn và miền núi Việt Nam. Đây là loài ba ba được ưa chuộng vì giá trị kinh tế cao nhờ thịt ngon, bổ dưỡng, và được sử dụng trong y học cổ truyền. Việc nuôi ba ba núi không chỉ giúp tăng thu nhập cho các hộ gia đình mà còn tạo ra cơ hội việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế bền vững.

Baba núi
• 10:17 18/10/2024
Some text some message..