Cá mập bò mộng có bộ hàm vô địch

Các nhà sinh học Trường ĐH Nam Florida (Mỹ) cho biết trong số những “hung thần của biển khơi” thì loài có bộ hàm khoẻ nhất là “cá mập bò mộng” (bull shark, tên khoa học Carcharhinus leucas).

Cá mập bò mộng
Cá mập bò mộng. Ảnh: Stephen Frink/Cobis.

Loài cá này không phải là loài có tầm vóc lớn nhất trong các loài cá mập ăn thịt (chiều dài toàn thân chỉ 3,5 mét) nhưng hàm răng rất khoẻ. Lực của một cú đớp mồi lên tới 6.000 kilonewton nghĩa là về tỷ lệ giữa lực và kích thước, đó là một kỷ lục tuyệt đối. 

Trong một “cuộc thi đấu” mà các nhà nghiên cứu tổ chức cho 13 loài cá mập có họ hàng gần gũi với nhau từ cá mập đầu người (chimera shark) chỉ dài 1m chuyên ăn cua cho đến cá mập trắng khét tiếng dài 6m.

Tất nhiên, nếu đề xuất một bộ hàm khoẻ nhất trong số các loài nằm ở đỉnh của kim tự tháp thực phẩm thì phải kể đến cá mập trắng hoặc cá mập búa, nhưng đó là chưa tính đến chuyện so với kích thước và “địa vị” của chúng trong dây chuyền sinh thái.

Sở dĩ một vài loài cá mập nhỏ như cá mập đầu người cần bộ hàm khoẻ vì chúng phải cắn vỡ lớp vỏ rất cứng của con mồi họ chân đốt trong khi những cá mập lớn chỉ việc xé xác các loại cá lớn nhưng thịt lại mềm hoặc hải cẩu. Do vậy khi trả lời câu hỏi “cá mập nào cắn mạnh nhất” phải tính đến kích thước của cơ thể chúng mới thực sự công bằng.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu tỉ mỉ cấu tạo của hàm và hệ cơ hàm của từng loài trong số 13 loài này. Phương pháp toán học cho phép họ không bỏ qua việc đưa kích thước của cơ thể vào việc tính toán.

Rốt cuộc, bộ hàm khoẻ nhất thuộc về “cá mập bò mộng”, vượt xa các hung thần dữ tợn là cá mập trắng và cá mập đầu búa có thân hình cực “khủng”. Răng cửa của “cá mập bò mộng” tạo ra một lực 2.000 newton và răng hàm tới 6.000 newton. Những con còn trẻ cắn mạnh hơn những con đã già có lẽ vì khi trẻ cần chúng cần lớn nhanh nên phải cố ăn bất cứ thứ gì, càng nhiều càng tốt.

Vì sao cá mập bò mộng lại cần có bộ hàm khoẻ đến như vậy? Các nhà nghiên cứu cho rằng chúng cần cắn vỡ lớp vỏ rất cứng của con mồi mới lấy được thịt ra ăn nhất là khi chúng săn bắt ở vùng nước đục. Có thể bộ hàm “siêu khoẻ” thực ra cũng không cần thiết lắm, nhưng chúng không “từ chối” sự di truyền được thừa hưởng từ tổ tiên.

Vietnamnet
Đăng ngày 31/10/2012
Khoa học

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:41 06/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 13:08 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 13:08 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 13:08 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 13:08 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 13:08 17/12/2024
Some text some message..