Cá mập có ngủ không?

Mặc dù luôn luôn di chuyển, cá mập vẫn ngủ nhưng mở cả 2 mắt.

cá mập
Cá mập Draughtsboard. Ảnh fishesofaustralia

Theo Science Times, cá mập được biết đến là loài luôn di chuyển. Cá mập trắng lớn thậm chí phải bơi liên tục để thở, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không nghỉ ngơi hay ngủ.

Một nghiên cứu mới được công bố ngày 9.3 trên tạp chí Current Biology, xác nhận rằng cá mập ngủ trong khi mắt vẫn mở. Một ví dụ là loài cá mập nhỏ sống về đêm có nguồn gốc từ New Zealand được gọi là cá mập draughtsboard (Cephaloscyllium isabellum).

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên đã ủng hộ giả thuyết cho rằng các sinh vật đã tiến hóa giấc ngủ để bảo tồn năng lượng. Nghiên cứu có thể không chứng minh rằng các loại cá mập khác ngủ như cá mập draughtsboard, nhưng cho thấy rằng chúng có ngủ. 

New York Times báo cáo, nhóm nghiên cứu đã quan sát những con cá mập mà họ bắt được và kiểm tra xem chúng có phản ứng với sự kích thích trong thời gian nghỉ ngơi hay không. Những con cá mập này thường sống ở đáy đại dương và không cần phải di chuyển liên tục để thở. Họ phát hiện, chúng không phản ứng với sự kích thích một cách nhanh chóng và khó khăn trong việc bắt đầu chuyển động nếu đã nằm yên trong một thời gian dài. Điều đó cho thấy chúng thực sự đang ngủ.

cá mập
Cá mập draughtsboard (Cephaloscyllium isabellum) là loài cá mập nhỏ, sống về đêm. Ảnh natureseye

Giáo sư khoa học biển Craig Radford từ Đại học Auckland (New Zealand) và các đồng nghiệp đã so sánh sự trao đổi chất của cá mập khi ở trạng thái nghỉ ngơi trong hơn 5 phút với khi nghỉ trong thời gian ngắn hơn và khi bơi linh hoạt. Họ phát hiện tốc độ trao đổi chất khi ngủ chậm hơn so với khi tỉnh táo.

Việc cá mập nhắm mắt khi ngủ phổ biến hơn vào ban ngày - cho thấy việc nhắm mắt có nhiều khả năng liên quan đến các yếu tố bên ngoài như sự hiện diện của ánh sáng, hơn là chính trạng thái ngủ. Trong đêm, 38% cá mập vẫn mở mắt, ngay cả khi các chỉ số khác cho thấy chúng đã ngủ say.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy dấu hiệu tốt hơn cho thấy một con cá mập đang ngủ là tư thế của nó. Trong khi nghỉ ngơi, những con cá mập draughtsboard vẫn giữ cho cơ thể của chúng thăng bằng. Loài cá mập này có thể bất động trong thời gian dài, vì chúng có thể khiến cho nước có ôxy chảy qua mang khi nằm yên.

Các loài cá mập khác, chẳng hạn như cá mập trắng lớn khét tiếng, phải bơi về phía trước để đẩy nước có ôxy vào miệng và qua mang của chúng. Vậy chúng làm thế nào để ngủ trong khi đang di chuyển?

Một số nhà nghiên cứu nghi ngờ điều này có thể liên quan đến cách những con cá mập kiểm soát chuyển động bơi của chúng. Một nghiên cứu vào những năm 1970 phát hiện, cơ chế giám sát chuyển động bơi của loài cá mập có tên khoa học là Squalus acanthias nằm trong tủy sống chứ không phải não, vì vậy cá mập có thể tiếp tục bơi trong khi không tỉnh táo.

Báo Lao động
Đăng ngày 17/03/2022
Nguyễn Hạnh
Sinh học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Nhựa sinh học từ rong biển

Đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa thì sự hình thành các giải pháp dần thay thế các vật dụng nhựa khó phân hủy này như sử dụng các vật dụng có nguồn gốc từ thực vật hay hạn chế sử dụng vật dụng nhựa sử dụng 1 lần.

Rong biển
• 10:47 10/03/2023

Nghiên cứu mới về kiểm soát tảo nở hoa

Tảo hay gọi chung là thủy sinh thực vật là một thành phần không thể thiếu trong môi trường nước. Tuy nhiên, tảo cũng như những yếu tố khác, có mặt tốt và mặt xấu.

Tảo nở hoa
• 10:58 17/02/2023

Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản

Các nhà nghiên cứu ở Philippines đã phát triển một loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ rong biển có thể cải thiện lợi nhuận và tính bền vững của động vật thủy sản nuôi.

Rong biển
• 11:19 30/01/2023

Siro giàu dinh dưỡng từ cá nóc

GD&TĐ - TS Bùi Thị Thu Hiền và cộng sự ở Viện Nghiên cứu Hải sản vừa nghiên cứu thành công sản phẩm siro từ cá nóc đầu tiên tại Việt Nam. Công nghệ giúp nâng cao giá trị của loài cá nóc, vốn thường bị bỏ đi khi khai thác cá.

Siro cá nóc
• 09:52 07/01/2023

Thực hư sử dụng Ethoxyquin trong sản xuất thức ăn thủy sản

Vừa qua, có nhiều thông tin lan truyền về vấn đề thức ăn thủy sản có chứa ethoxyquin, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phỏng vấn Cục Thủy sản để làm rõ vấn đề này.

Tôm thẻ
• 09:12 28/05/2023

Chàng trai gác bằng kỹ sư xây dựng, đầu tư nuôi cá Koi

Gác bằng kỹ sư xây dựng, anh Đỗ Nguyễn Hoàng Khang (26 tuổi, ngụ Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ) nuôi cá Koi, thu nhập hơn 200 triệu đồng mỗi năm.

Cá koi
• 09:12 28/05/2023

Một số lưu ý khi nuôi thương phẩm sá sùng tại Bình Định

Sá sùng có tên gọi khác là sa trùng, là một loài hải sản họ Sipuncula (họ sá sùng), là loại thực phẩm dinh dưỡng cao, được ví là nhân sâm của biển.

Sá sùng
• 09:12 28/05/2023

Đề nghị "nói thật hết những góc khuất" của ngành tôm

Cho rằng ngành nuôi tôm Việt Nam đang thiếu, yếu và giấu nhiều góc khuất nên để tôm Việt cùng "đường đua" với các nước là bài toán lớn đặt ra. Đi tiên phong trong giải pháp khắc phục là lấy con giống làm mục tiêu đầu tiên.

Vasep
• 09:12 28/05/2023

VASEP lý giải nguyên nhân xuất khẩu cá khô, cá hộp lên ngôi

Trong khi các mặt hàng thủy sản chủ lực sụt giảm kim ngạch xuất khẩu thì cá khô, cá hộp lại ghi nhận tăng, cho thấy sự “lên đời” của nhóm sản phẩm này.

Cá khô
• 09:12 28/05/2023