Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
Cá mập yêu tinh gây kinh sợ với vẻ ngoài quái dị

Nếu không ai nói cho bạn biết đó là một con cá mập thực thụ, bạn có thể nhầm lẫn nó với một món đồ chơi quái dị nào đó lạc xuống đáy đại dương.

Một loài cá có vẻ ngoài xấu xí đến kỳ lạ

Cá mập yêu tinh có tên tiếng Anh là Goblin Shark, đây có lẽ là loài cá mập duy nhất còn sót lại của loài Mitsukuridae và được cho là đã tồn tại từ khoảng 125 triệu năm trước. Thoạt nghe tên gọi và hình dáng lạ kỳ, nhưng thực chất thì chúng rất ít gây hại như một số thành viên trong họ cá mập.

Cá mập yêu tinh phân bố chủ yếu ở các vùng nước sâu tăm tối ven biển trên khắp thế giới: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, nhưng thường gặp nhất ở ngoài khơi Nhật Bản ở độ sâu khoảng từ 300 đến hơn 1000 mét. Hiện tại, mẫu vật cá mập yêu tinh từng tìm thấy được là ở độ sâu 1300 mét.

Đặc điểm nổi bật khiến chúng trở nên khá “lạc loài” so với họ hàng nhà cá mập của mình đó là làn da có da màu hồng, trắng hoặc tím do thiếu sắc tố và nhờ những mạch máu nằm ngay bên dưới lớp da. Tuy nhiên, sau khi chết thì màu sắc của chúng bị biến đổi thành màu nâu hoặc xám.

Ngoài ra, chúng còn sở hữu một cái mũi khoằm dài trông như với mỏ chim hay nếu nhìn từ trên xuống thì chiếc mũi dài và dẹt giống như một thanh kiếm - đặc điểm tiến hóa để phục vụ cho sinh tồn dưới đại dương.

Cá mậpSở hữu làn da có màu sắc khác biệt làm cá mập yêu tinh trông đáng sợ hơn

Ngoại hình quái dị của loài cá này được nhiều người cho là có nét tương đồng với một con quỷ mũi dài trong truyền thuyết dân gian ở Nhật Bản nên ngư dân nơi đây cũng thường gọi chúng là “Tengu-zame”, nghĩa là cá mập yêu tinh.

Loài cá cất giấu nhiều bí mật ở đại dương

Cá mập yêu tinh được biết đến là loài cá có kích thước cơ thể thuộc dạng khổng lồ, nhưng thật ra các nhà khoa học vẫn chưa xác định kích thước chính xác của chúng là bao nhiêu. 

Về cơ bản kích thước của chúng được cho là dao động từ hơn 2 đến gần 4 mét. Trong đó, có ý kiến cho rằng con đực trưởng thành có chiều dài từ 2,4 đến 3,1 mét và con cái là từ 3,1 đến 3,5 mét. Cá mập yêu tinh lớn nhất có chiều dài lên tới 3,9 mét và nặng 210kg.

Điều thú vị là gan chiếm đến 25% trọng lượng cơ thể nên chúng có thể nổi trong nước.

Thêm nữa, vì tần suất xuất hiện quá hiếm hoi nên những thông tin liên quan đến vòng đời, cách thức giao phối và sinh sản của chúng đến nay vẫn là một bí mật.

Kỹ năng săn mồi đáng kinh ngạc

Dù thức ăn ưa thích chỉ là những sinh vật nhỏ bé như các loại giáp xác, mực, cá, cua... nhưng cá mập yêu tinh vẫn là một loài cá săn mồi thân mềm sở hữu chiếc vây nhỏ và đuôi linh hoạt để tạo lực đẩy nhanh. Nhờ đó, chúng được mệnh danh là loài cá mập đớp mồi nhanh nhất với tốc độ 3m/s. 

Cá mập yêu tinhThông tin về kích thước của cá mập yêu tinh vẫn còn chưa xác thực. Ảnh: Kelly Caminero / The Daily Beast / Alamy

Tuy nhiên, mắt của chúng không phát triển quá vượt trội để phục vụ cho việc săn mồi; bù lại, cá mập yêu tinh đã sử dụng chiếc mũi dài có bộ phận cảm ứng điện để sinh tồn và tìm kiếm con mồi trong bóng đêm.

Đặc biệt, chúng còn có bộ hàm linh động nhờ có các dây chằng đàn hồi nên chúng có thể co duỗi ra ngoài để đớp mồi khi con mồi xuất hiện. Cụ thể, hàm răng trước sắc và mỏng để cắn và xé thịt; còn răng sau phẳng và rộng thực hiện công đoạn nghiền thịt và xương cứng. Những lúc như thế này, miệng của cá mập yêu tinh sẽ chiếm từ 8,6 đến 9,4% tổng chiều dài cơ thể. 

Qua những lần hiếm hoi quan sát cá mập yêu tinh, những thông tin về chúng vẫn đang được cập nhật. Ngày nay, chúng trở nên nổi tiếng và đã đôi lần làm nổ ra những cuộc tranh cãi xung quanh ngoại hình và thậm chí là sự tồn tại của mình. Dù vậy, chúng đã trở thành nguồn cảm hứng cho loạt phim Quái vật không gian và nhiều công trình nghiên cứu xoay quanh loài cá lạ kỳ và thú vị này.

Đăng ngày 06/09/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Thế giới

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Mực ma cà rồng: Sinh vật có lai lịch và hành tung bí ẩn

Dưới lòng đại dương sâu thẳm và tăm tối, có một sinh vật biển có ngoại hình kỳ dị và hành tung hết sức bí hiểm trú ẩn, các nhà khoa học đặt tên cho chúng là “mực ma cà rồng đến từ địa ngục”.

Mực ma cà rồng
• 12:02 17/09/2024

Tôm Indonesia: Tính cạnh tranh vượt trội và cơ hội chinh phục thị trường toàn cầu

Tôm Indonesia đang nổi lên như một ứng viên tiềm năng trên thị trường thủy sản toàn cầu, nhờ vào chất lượng tự nhiên vượt trội và sự tăng trưởng ổn định trong sản lượng.

Trại tôm
• 14:00 10/09/2024

Ngành tôm Ấn Độ mất 500 triệu đô la vì lệnh cấm của Hoa Kỳ

Năm 2024, ngành tôm Ấn Độ đối mặt với một cú sốc lớn khi Hoa Kỳ, một trong những thị trường xuất khẩu chủ chốt, áp đặt lệnh cấm đối với các sản phẩm tôm nhập khẩu từ quốc gia này.

Tôm thẻ
• 11:10 09/09/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 08:32 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 08:32 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 08:32 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 08:32 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 08:32 12/10/2024
Some text some message..