Cá mập yêu tinh sa lưới ngư dân Mỹ

Trong lúc bắt tôm hùm ở Vịnh Mexico, một số ngư dân Mỹ vô tình tóm con cá mập yêu tinh, một trong những loài động vật cực hiếm trên địa cầu.

cá mập yêu tinh
Ngư dân Carl Moore quyết định thả con cá xuống biển sau khi chụp ảnh nó. Ảnh: Carl Moore

Căn cứ vào bức ảnh, các nhà nghiên cứu của NOAA đoán đó là một con cá mập yêu tinh cái với chiều dài thân từ 5 m trở lên.  "Đây là một tin tuyệt vời. Nó là con cá mập yêu tinh thứ hai mà con người từng thấy trong Vịnh Mexico. Phần lớn cá mập yêu tinh sống ở biển Nhật Bản, Ấn Độ Dương hoặc xung quanh Nam Phi", John Carlson, một chuyên gia của NOAA, phát biểu. Cộng đồng khoa học tỏ ra phấn khích khi NOAA công bố hình ảnh con cá mập yêu tinh trên trang web. Họ vui vì con cá đã trở về với biển, nhưng cũng buồn vì không còn cơ hội tìm hiểu thêm về nó. "Thậm chí chúng tôi còn không biết tuổi và khối lượng của nó", Carlson nói. Nhiều nhà khoa học tin rằng mũi dài của cá mập yêu tinh có các cảm biến điện nên chúng có thể phát hiện kẻ thù hoặc con mồi ngay cả khi chúng không nhìn hoặc nghe thấy âm thanh trong nước. Hàm răng nhọn hoắt giúp chúng bắt mồi dễ dàng trong môi trường tối đen.

Con cá mập yêu tinh mắc vào lưới ngư dân ở độ sâu khoảng 600 m ở ngoài khơi thành phố Key West, bang Florida, Mỹ vào ngày 19/4, AP đưa tin. Nó có một mũi khá dài để giấu hàm răng nhọn. Ban đầu nhóm ngư dân cảm thấy sốc khi thấy con vật quái dị màu hồng trong lưới. Răng của nó nhọn và sắc đến nỗi nhóm ngư dân không dám dùng thước để đo miệng nó.
"Tôi không biết nó là loài động vật nào. Răng của nó rất nhọn nên tôi không muốn đo đạc", Carl Moore, một ngư dân trong nhóm, thừa nhận. Giới khoa học chỉ biết cá mập yêu tinh sống ở vùng nước sâu. Trong hơn 10 năm qua, con người mới chỉ thấy loài động vật này một lần trong Vịnh Mexico. Trong làn nước sâu thẳm, màu hồng của chúng trở thành màu đen trong mắt các loài động vật khác. Vì thế cả kẻ thù lẫn con mồi đều không thể phát hiện chúng. Thay vì giữ con cá để nghiên cứu, Moore chỉ chụp một ảnh bằng điện thoại di động rồi thả nó xuống biển. Mãi tới ngày 2/5, anh mới thông báo sự việc cho Cơ quan Hải dương và Khí quyển Quốc gia Mỹ (NOAA).

 

Zing, 03/05/2014
Đăng ngày 04/05/2014
Thùy Dung
Sinh học

Bản chất kiềm trong ao nuôi tôm

Độ kiềm là tổng lượng các ion bicarbonate (HCO₃⁻), carbonate (CO₃²⁻) và đôi khi hydroxide (OH⁻) trong nước. Các ion này có khả năng trung hòa axit trong nước.

Ảnh bìa
• 10:00 05/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 10:28 29/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 18:06 18/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 18:06 18/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 18:06 18/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 18:06 18/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 18:06 18/01/2025
Some text some message..