Cá nhiễm chất cấm: Chỉ là trường hợp đơn lẻ?

Trước những lo ngại về việc phát hiện chất cấm Trifluralin trong cá diêu hồng tại chợ Bình Điền (TPHCM), ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản khẳng định: “Chỉ là trường hợp đơn lẻ, không xảy ra trên diện rộng”.

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chỉ có hơn 2% mẫu có chất cấm

Theo Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, ông Nguyễn Như Tiệp, việc Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM phát hiện cá nhiễm chất cấm Trifluralin trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua là nằm trong đợt tăng cường kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm nông lâm thủy sản theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ NN& PTNT và hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia vì Chất lượng - An toàn vệ sinh thực phẩm.

Trên thực tế, tại thời điểm đó, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TPHCM đã lấy 172 mẫu thủy sản các loại và gửi kiểm nghiệm rất nhiều chỉ tiêu: các kháng sinh hạn chế sử dụng, các kháng sinh cấm sử dụng (bao gồm 5 loại, trong đó có Trifluralin); dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, hàn the, u-rê, vi sinh vật gây bệnh… Các mẫu này được kiểm nghiệm tại công ty CP Dịch vụ khoa học công nghệ Sắc ký Hải Đăng, đây là đơn vị chưa được Bộ Nông nghiệp chỉ định kiểm nghiệm trifuralin nhưng được Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm VILAS công nhận (tức là kết quả được chấp nhận).

Kết quả cho thấy có 4 mẫu cá (chiếm khoảng hơn 2%) trong tổng số hơn 170 mẫu đã lấy nhiễm chất Trifluralin bao gồm 2 mẫu cá diêu hồng, 1 mẫu cá tra, 1 mẫu cá basa.

Theo ông Nguyễn Như Tiệp, tỉ lệ hơn 2% này chưa nói lên gì cả nếu so với chương trình giám sát của Cục (lên tới hàng nghìn mẫu mỗi năm và được thực hiện đều đặn mỗi tháng) bởi kết quả chương trình giám sát cho thấy tỉ lệ mẫu nhiễm chất cấm Trifluralin đang giảm đi rất nhanh (nếu năm 2010, năm trifuralin bị cấm, tỉ lệ phát hiện là 9,9% thì  năm 2011, tỉ lệ này chỉ còn 2% và trong 3 tháng đầu năm nay, tỉ lệ này nhỏ hơn 1%). Điều này cho thấy các biện pháp kiểm soát của Việt Nam đã và đang có hiệu quả trên diện rộng.

Ông Nguyễn Như Tiệp khẳng định: “Việc phát hiện trifuralin  trong 4 mẫu cá ở chợ Bình Điền là 1 sự cố về an toàn thực phẩm và thể hiện 1 số ít hộ nuôi vẫn còn lạm dụng nó trong nuôi trồng thủy sản”.

Khó kiểm tra ngay tại hiện trường!

Về vấn đề khi có kết quả xét nghiệm cũng là lúc toàn bộ lô cá lấy mẫu tại chợ Bình Điền (TPHCM) đã bán sạch ra thị trường, ông Nguyễn Như Tiệp cho rằng có 2 lý do chính liên quan tới thời gian kiểm nghiệm và xử lý đối với lô hàng lấy mẫu.

Cụ thể, về thời gian kiểm nghiệm, ông Như Tiệp khẳng định có thể thực hiện kiểm nghiệm chất kháng sinh cấm này ngay trong ngày. Tuy nhiên, rất khó để xem xét trách nhiệm thuộc về ai khi việc công bố kết quả kiểm nghiệm tại chợ Bình Điền, TPHCM phải mất tới 3-4 ngày vì đơn vị kiểm nghiệm chỉ là đơn vị cung ứng dịch vụ nên không tránh được việc chờ đợi, thực hiện theo quy trình, thứ tự….

Muốn rút ngắn thời gian phân tích, kiểm nghiệm các chất cấm, hạn chế thì cần phải đầu tư hơn nữa cho năng lực kiểm nghiệm (có nhiều phòng kiểm nghiệm hơn được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế), đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kiểm nghiệm. Ông Tiệp cho biết sẽ đề xuất cơ chế ưu tiên kiểm nghiệm theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Còn muốn kiểm tra ngay tại hiện trường chất Trifluralin này cũng rất khó vì “Để có kết quả chính xác, tin cậy cần áp dụng phương pháp khối phổ, đây là phương pháp cần thiết bị hiện đại và phải đặt ở phòng thí nghiệm”, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cho biết.

Về hướng xử lý đối với lô hàng lấy mẫu, trên thực tế, không nước nào trên thế giới yêu cầu ngừng bán hàng khi lấy mẫu vì chưa có cơ sở nào để khẳng định là lô hàng có chất cấm hay không.

Thông thường, cách xử lý chung là với những mẫu phát hiện có chất cấm nhưng lô hàng đã bị bán hết thì ngoài việc truy xuất nơi bán còn thực hiện thu hồi sản phẩm đã bán và ở những lô hàng sau, cơ quan chức năng có quyền yêu cầu phía được kiểm tra không được phép bán khi chưa có kết quả kiểm nghiệm. Nói cách khác, doanh nghiệp, đơn vị có hàng nhiễm chất cấm đã nằm trong danh sách tăng cường kiểm soát, giám sát.

Như vậy, việc Chi cục Quản lý nguồn lợi thủy sản TPHCM đã thông báo cho Chi cục quản lý thủy sản tỉnh Đồng Tháp và Tiền Giang truy xuất nguồn gốc, xử phạt là đúng. Tuy nhiên, theo ông Tiệp, đơn vị này nói riêng và các đơn vị khác cần rút kinh nghiệm, bổ sung thêm biện pháp: thu hồi các sản phẩm đã bán ra và đưa doanh nghiệp vi phạm vào danh sách giám sát.

Trước tháng 4/2010, Trifluraxin được sử dụng ở rất nhiều nước bởi nó giúp cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá nước ngọt.

Sau khi có những nghiên cứu cho thấy kháng sinh này có thể gây dị ứng da, buồn nôn, chóng mặt, phơi nhiễm nhiều có thể gây ung thư,  EU, Nhật Bản, Mỹ, những thị trường xuất khẩu thủy sản chính của Việt Nam, cấm chất này  thì Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo thu hồi chất này, đưa Trifluralin vào chương trình giám sát các chất độc hại (giám sát tại nơi nuôi, giám sát sau thu hoạch) để kịp thời phát hiện, cảnh báo; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục người nông dân không sử dụng nữa mà dùng các chất thay thế và tiếp theo là kiểm tra, phát hiện, xử lý…

“Trong thời gian ngắn vẫn sẽ có những mẫu phát hiện có chất cấm nhưng Cục Quản lý chất lượng nông thủy sản sẽ tiến tới tiệm cận = 0 tỉ lệ thủy sản nhiễm chất cấm”, ông Nguyễn Như Tiệp khẳng định.

Theo Dân Trí
Đăng ngày 18/04/2012
Trần Phương
Nuôi trồng

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:11 21/01/2025

Khí độc NH4 gây hại gì cho tôm?

Nuôi tôm là một ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam, nhưng cũng đi kèm với nhiều thách thức. Trong đó, sự xuất hiện của khí độc NH4 (amoniac) là một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất đối với các ao nuôi. NH4 không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại kinh tế lớn nếu không được kiểm soát.

Khí độc ao tôm
• 10:47 20/01/2025

Giải pháp cải thiện hiệu quả nuôi hàu

Sản phẩm hàu Việt Nam đang được nhiều thị trường ưa chuộng, nhất là Trung Quốc và Đài Loan như Tép Bạc đã phản ánh qua bài “Thủy sản năm 2025 với cơ hội thị trường Trung Quốc”.

Hàu
• 08:00 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 10:40 17/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:58 21/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 11:58 21/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:58 21/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:58 21/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 11:58 21/01/2025
Some text some message..