Cá nuôi ở Lễ Thịnh bị nhiễm khuẩn, chết hàng loạt

Cá nuôi ở khu vực cửa biển Lễ Thịnh, xã An Ninh Đông (huyện Tuy An) mắc bệnh và chết kéo dài 2 tháng nay với số lượng lớn, khiến người dân bị thiệt hại nặng. Nguyên nhân cá chết được xác định do vi khuẩn vibrio alginolyticus gây ra.

Cá nuôi ở Lễ Thịnh bị nhiễm khuẩn, chết hàng loạt
Cán bộ Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tuy An đi kiểm tra cá chết ở An Ninh Đông - Ảnh: NGỌC CHUNG

Thiệt hại nặng nề

Gia đình ông Nguyễn Sanh ở thôn Phú Lương, xã An Ninh Đông thả nuôi 10.000 con cá, trong đó 9.000 cá mú và 1.000 cá hồng. Khi cá đạt trọng lượng từ 0,5-1kg/con thì bị bệnh và chết 5.000 con, với các triệu chứng lở loét, xuất huyết, mù mắt. Thấy cá chết nhiều quá, gia đình ông Sanh xuất bán 4.000 con, số cá còn lại tiếp tục nuôi, nhưng vẫn chết lai rai. “Tiền mua cá giống đã 300 triệu đồng (từ 25.000-50.000 đồng/con tùy lớn nhỏ), chi phí thức ăn từ 200.000-300.000 đồng/ngày, nhưng tiền bán cá chỉ thu được khoảng nửa số vốn đã đầu tư”, ông Sanh nói.

Cùng tình cảnh như ông Sanh, gia đình ông Nguyễn Ngọc Minh nuôi 1.900 con (1.300 con cá mú và 600 con cá hồng), đến nay đã chết gần hết, lỗ nặng. Theo ông Trần Văn Công, Trưởng thôn Phú Lương, không chỉ gia đình ông Sanh, ông Minh, cá mú, cá hồng nuôi của nhiều hộ nuôi khác ở thôn cũng bị chết từ 1.000-3.000 con.

Ông Giáp Văn Thức, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và thú y huyện Tuy An, cho biết: Thống kê ban đầu trên địa bàn xã An Ninh Đông có khoảng 130 hộ nuôi cá mú, cá hồng với khoảng 124.800 con (tương đương 1.560 lồng). Khoảng 2 tháng nay, môi trường vùng nuôi gần cửa biển Lễ Thịnh không đảm bảo, khiến cá nhiễm bệnh và chết, với số lượng 24.600 con, trong đó 17.470 cá mú, 7.130 cá hồng, trọng lượng từ 0,4-1kg/con. Qua kiểm tra cho thấy cá bệnh là do vi khuẩn vibrio alginolyticus gây ra. Hiện tượng này đã từng xảy ra theo chu kỳ nuôi ở vùng này 2 năm trước đây.

Hậu quả của việc nuôi tự phát

Theo ông Lê Quang Hiệp, Giám đốc Trung tâm Giống và kỹ thuật thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên), trung tâm đã cử cán bộ lấy mẫu nước tại vùng nuôi thủy sản thôn Phú Lương để xét nghiệm. Kết quả, hàm lượng vibrio spp vượt ngưỡng cho phép (dao động từ 1.055-3.350CFU/ml). Trung tâm khuyến cáo người nuôi nên di dời lồng đến khu vực có độ sâu hơn, dòng chảy tốt, chú ý vệ sinh lồng nuôi sạch sẽ. “Biện pháp phòng bệnh cho cá, ngoài giãn khoảng cách các lồng bè nuôi, đưa tới vị trí nước sâu, thoáng hơn; người nuôi cần che chắn, giảm nóng cho các lồng bè nuôi; hạn chế tác nhân gây bệnh có nguồn gốc từ thức ăn là cá tạp, bằng cách khử trùng thức ăn trước khi cho cá ăn, sử dụng thức ăn phải còn tươi. Tăng cường vitamin tổng hợp, nhất là vitamin C và các khoáng chất trộn vào thức ăn cho cá để tăng sức đề kháng cho cá”, ông Giáp Văn Thức thông tin.

Từ khi cửa biển An Hải khơi thông, lưu tốc dòng chảy tại khu vực cửa biển Lễ Thịnh cũng kém đi. Trong khi đó, số lượng lồng bè nuôi thủy sản tự phát ở khu vực này tăng đáng kể, cộng với việc một số người dùng lốp xe cũ, cọc tre để nuôi hàu, xả rác thải sinh hoạt… khiến khu vực này ô nhiễm.

Trong khi đó, ông Trần Sáu, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy An cho biết, khu vực cửa biển Lễ Thịnh chưa được quy hoạch vùng nuôi thủy sản, huyện đang lấy ý kiến có nên để vùng nuôi này tồn tại hay không.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 26/07/2017
Ngọc Chung
Dịch bệnh

Xổ ký sinh trùng có ảnh hưởng đường ruột tôm?

Tôm bị ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề thường xảy ra ở các ao nuôi tôm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trưởng thành và năng suất của vụ nuôi.

Đường ruột tôm
• 10:42 08/04/2024

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 13:14 04/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 13:14 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 13:14 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 13:14 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 13:14 04/05/2024