Cá sấu từng ăn cỏ, chạy lon ton như chó

Tiết lộ của các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol cho thấy cá sấu có thể tồn tại được trong thế giới khủng long ở kỷ Jura là nhờ vào khả năng chạy như chó và ăn cỏ là chủ yếu.

ca sau an co
Cá sấu có thể tồn tại được trong thế giới khủng long ở kỷ Jura nhờ vào khả năng chạy như chó và ăn cỏ là chủ yếu

Cá sấu ngày nay sống trong môi trường nước ngọt, thức ăn chủ yếu của chúng là động vật có vú và cá, nhưng tổ tiên của chúng lại có cuộc sống hoàn toàn khác.

Nghiên cứu của đại học Bristol (Anh) cho thấy hàm răng của những con cá sấu cổ đại đã tiến hóa để có thể tồn tại được trong môi trường sống theo nhiều cách. Những con cá sấu sống ở trên đất liền sẽ thích nghi bằng cách chạy nhanh như chó, trong khi những con cá sấu khác sống ở biển sẽ có hành vi tương tự như cá voi.

Tom Stubbs - Trưởng nhóm nghiên cứu - cho biết: "Tổ tiên của cá sấu ngày nay có một lịch sử hấp dẫn nhưng chưa được biết đến nhiều như người họ hàng khủng long của chúng".

Đến Kỷ Phấn trắng, hàm dưới của cá sấu cổ lại biến đổi để thích nghi với việc ăn cỏ, sống trong hang
Đến Kỷ Phấn trắng, hàm dưới của cá sấu cổ lại biến đổi để thích nghi với việc ăn cỏ, sống trong hang

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện sự thay đổi trong hình dạng và chức năng  cơ sinh học của hàm dưới ở hơn 100 cá sấu cổ đại trong Đại Trung sinh bắt đầu cách đây khoảng 251 triệu năm và kéo dài hơn 170 triệu năm. Sau sự kiện tuyệt chủng ở cuối Kỷ Tam điệp cách đây khoảng 205 triệu năm, loài cá sấu cổ đại xâm chiếm các bờ biển Kỷ Jura và phát triển hàm dưới nhằm bắt được những con mồi nhanh nhẹn như cá.

Đến Kỷ Phấn trắng (Creta), khoảng 142 triệu năm trước hàm dưới của cá sấu cổ lại biến đổi một lần nữa để thích nghi với sự đa dạng thực phẩm mới bao gồm cả việc ăn cỏ, sống trong hang.

Điều đáng ngạc nhiên là hàm dưới của cá sấu ở Kỷ Phấn trắng không có sự biến đổi lớn. Thay vào đó, các điểm dữ liệu hóa thạch cho thấy có sự thích nghi xảy ra ở mặt giải phẫu chẳng hạn như có vảy cứng giống áo giáp.

Sự thay đổi hàm dưới của cá sấu qua từng thời kỳ
Sự thay đổi hàm dưới của cá sấu qua từng thời kỳ

Tiến sĩ Stephanie Pierce thuộc Đại học Thú y Hoàng gia - Anh nói: "Kết quả của chúng tôi cho rằng bằng việc phát triển các hình dạng hàm khác nhau để sử dụng thực phẩm đa dạng và nơi cư trú là rất quan trong để phục hồi sự tuyệt chủng xảy ra vào cuối Kỷ Tam điệp góp phần vào sự tồn tại của cá sấu dưới thời khủng long".

Theo Daily Mail/Người lao động
Đăng ngày 13/09/2013
H.Trang
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:03 30/11/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 11:03 30/11/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 11:03 30/11/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 11:03 30/11/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 11:03 30/11/2024
Some text some message..