Cá tầm nhập lậu vẫn “vô tư” vào Việt Nam

Tình trạng cá tầm nhập lậu giá rẻ từ Trung Quốc (TQ) tràn vào nước ta ngày càng nhiều, đẩy ngành nuôi cá tầm Việt Nam (VN) đứng trước nguy cơ “chết yểu”. Song đến nay các cơ quan quản lý, lực lượng chức năng vẫn chưa có biện pháp hữu hiệu nào để quản lý việc nhập lậu này.

cá tầm, cá tầm Trung Quốc
Ảnh minh họa (Nguồn: báo An ninh Thủ đô)

Nhập lậu 4.000 - 5.000 tấn/năm

Hiện nay, cá tầm TQ giá rẻ đang được nhập lậu vào nước ta qua biên giới phía Bắc dưới nhiều hình thức, sau đó được vận chuyển bằng nhiều con đường khác nhau để tuồn vào tiêu thị tại các thị trường trong nước, điển hình là vận chuyển bằng đường hàng không từ Nội Bài vào TP. HCM cả chục tấn mỗi ngày, với giá chỉ bằng 1/3 cá nội khiến hàng chục doanh nghiệp, người nuôi cá tầm trong nước “chưa kịp lớn” đã phải đối diện với tình trạng “sống dở chết dở”.

Ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh VN cho biết, trung bình mỗi ngày có khoảng 2 - 3 tấn cá tầm không rõ nguồn gốc nhập lậu vào TP. HCM qua sân bay Tân Sơn Nhất và được bán ra thị trường với giá rất thấp, chỉ khoảng 120.000 - 130.000 đồng/kg. Và như thế, hàng năm, lượng cá tầm nhập lậu tuồn vào nước ta khoảng 600 - 700 tấn.

Tuy nhiên, ông Lê Anh Đức, Tổng giám đốc Tập đoàn Cá tầm VN lại khẳng định: “Con số này hoàn toàn chưa đúng với thực tế. Hàng năm, lượng cá tầm nhập lậu vào nước ta phải cao gấp 8 lần, lên đến 4.000 - 5.000 tấn, trong đó thị trường phía Nam tiêu thụ khoảng 60 - 70%”.

Đổ thêm dầu vào lửa

Tuy đã có nhiều văn bản báo cáo tình trạng lên Bộ NN&PTNT nhưng Bộ cùng các cơ quan chức năng khác lại đang “án binh bất động”. Đã vậy còn để xảy ra sai sót trong việc chỉ đạo, càng khiến doanh nghiệp và người nuôi cá tầm bức xúc.

Tại buổi gặp gỡ báo chí sáng 7/7/2013 tại Hà Nội, ông Trần Yên, Giám đốc Công ty CP Nuôi trồng Thủy sản Tây Bắc (Lai Châu) bức xúc kể: “Đầu tháng 5/2013, Công ty CP Thủy điện Chu Va (Lai Châu) mở một cơ sở nuôi cá hồi, cá tầm rồi nhập lậu giống cá tầm từ TQ về nuôi, thậm chí còn đưa cả người TQ sang trực tiếp nuôi theo cách của họ. Biết được sự việc, tôi đã báo cho chính quyền địa phương, Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu rồi báo lên cả Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám. Tổng cục Thủy sản đã cử đoàn thanh tra lên kiểm tra, nhưng từ đó đến nay mọi việc vẫn giậm chân tại chỗ. Thấy vậy, ngày 29/5, tôi viết thư gửi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát. Ngày 11/6, tôi nhận được một phiếu chuyển đơn của Tổng cục Thủy sản. Ký phiếu chuyển đơn là ông Vũ Tuấn Cường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra, thừa lệnh Tổng cục trưởng”.

Nội dung nguyên văn như sau: “Ngày 10/6/2013, Tổng cục Thủy sản nhận được thư gửi Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát của ông Trần Yên, người nuôi cá hồi và trồng rừng ở Lai Châu trên đèo Hoàng Liên Sơn. Căn cứ Điều 7 Luật Khiếu nại năm 2011 và Điều 20 Luật Tố cáo năm 2011, Tổng cục Thủy sản chuyển thư này đến Giám đốc Sở NN&PTNT Long An để chỉ đạo làm rõ, giải quyết theo thẩm quyền và thông báo kết quả về Tổng cục Thủy sản”.

 “Tôi không hiểu tại sao sự việc xảy ra ở Lai Châu mà lại yêu cầu giám đốc Sở Long An xử lý”, ông Yên ngậm ngùi.

Kiên quyết chống hàng lậu

Ông Lê Anh Đức cho rằng: “Việc ngăn cá tầm nhập lậu không khó song cái khó nằm ở sự hợp tác, đồng thuận của cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến mặt hàng này”.

“Với đặc thù loài cá nước lạnh phải vận chuyển qua đường hàng không mà ở Việt Nam thì chỉ có duy nhất Vietnam Airlines được cấp phép vận chuyển hàng tươi sống thì lực lượng chức năng, cơ quan thú y chỉ cần kiểm tra giấy tờ nguồn gốc xuất xứ là biết rõ”, ông Đức nhấn mạnh.

Nhiều ý kiến khác cho rằng, nên thả lỏng cho cá tầm TQ giá rẻ vào VN để tăng yếu tố cạnh tranh, giúp người tiêu dùng VN có nhiều lựa chọn hơn.

Tuy nhiên theo ông Đức: “Chúng tôi hoan nghênh việc cạnh tranh lành mạnh khi sản phẩm nhập khẩu tuân theo luật định, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ khi đưa ra thị trường. Người tiêu dùng là người cuối cùng quyết định mua sản phẩm nào. Tuy nhiên, ở đây chúng tôi phản đối cá tầm nhập lậu từ TQ vì không qua bất kỳ một quy trình kiểm dịch, thuế quan nào. Sau khi nhập khẩu vào VN, các sản phẩm này lại đội lốt thương hiệu cá tầm VN. Điều này gây nhầm lẫn nghiêm trọng cho người tiêu dùng”.

Đồng quan điểm với ông Đức, ông Nguyễn Trọng Cử, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Việt Đức khẳng định: “Hàng dù tốt nhưng nhập lậu thì vẫn là nhập lậu, do đó, ở đây chúng ta chống lại việc nhập lậu. Nếu chấp nhận cho hàng lậu tồn tại thì ngành cá tầm VN chắc chắn sẽ chết yểu bởi không thể cạnh tranh về giá. Còn nếu như hàng được nhập khẩu vào bằng con đường chính thống, chịu các loại thuế, thủ tục thì chúng tôi tự tin có thể cạnh tranh được”.

Đăng ngày 11/07/2013
Tuấn Kiệt
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 20:59 25/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 20:59 25/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 20:59 25/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 20:59 25/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 20:59 25/12/2024
Some text some message..