Cá thóc rạn

Có hai loại cá thóc: cá thóc khơi và cá thóc rạn. Cá thóc khơi hay bơi ở vùng biển thoáng, da màu hồng nhạt, nhiều con to và dài hơn bàn tay người lớn, thịt trắng mềm, vị ngòn ngọt thanh thanh.

cá thóc rạn
Ảnh: Trần Cao Duyên

Còn cá thóc rạn thường sinh sống ở những vùng đá ngầm được tạo nên bởi những ngọn núi bất ngờ tách đội hình đâm ngang ra biển. Loại cá này có nhiều ở vùng biển miền Trung, nhất vào độ tháng bảy, tháng tám. So với cá thóc khơi, cá thóc rạn nhỏ hơn, mập, nhưng không sồ sề. Chỉ là “mập gói” thôi nên dáng hình cá thóc rạn gọn thon, tròn trịa. Riêng cái khoản “xiêm y” thì rực rỡ lắm. Một màu đỏ chói gắt bắt đầu từ lưng rồi nhạt dần về phía bụng. Mũi cá đỏ, viền mắt đỏ, bộ vây cũng đỏ. Có những buổi sáng nắng chưa kịp lên, bờ bãi đã nhuốm một màu đỏ mênh mang của hàng ngàn con cá thóc rạn theo thuyền vừa cập bến.

Làm cá thóc rạn dễ lắm, chỉ cần móc mang, kéo theo tí ruột là xong. Còn bộ “áo đẹp” thì cứ để nguyên. Cá chín, chỉ cần dùng đũa gạt nhẹ lớp vảy sẽ thấy lồ lộ lớp thịt cá trắng ngần.
Cánh ngư dân trẻ hay dùng lá chuối bọc cá thóc rạn rồi cho lên vỉ nướng. Lá chuối vừa héo thôi, đã nghe mùi thơm của vi, của vảy đang cháy sém bay lên. Trở cá cho lửa táp đều hai bên. Hễ lá chuối bắt đầu khô giòn là cá chín. Gỡ lá chuối, gỡ luôn lớp vảy cá, anh nào “thiếu kiềm chế” sẽ rơi nước miếng lúc đó chớ chẳng chơi, bởi thịt cá thơm lừng, vô cùng quyến rũ. Chén muối sống giã giập với ớt xanh ớt đỏ đang chờ. Cá thóc rạn hay “đùa” với đá nên thịt săn chắc, dai dai, càng nhai càng cảm nhận vị đậm đà, ngọt lịm.

Trai làng chài thật lạ. Cả ngày ngoài biển, vô bờ nướng cá nhâm nhi vài ly giải mỏi cũng không thích ở nhà. Từng nhóm dăm ba anh cứ vác chiếu ra bãi ngồi lai rai với tràn trề gió. Có lẽ vì thế nên chiều chiều trên bãi biển, hương cá thóc rạn cứ lang thang.

Riêng những bà mẹ làng chài quê tôi hay nấu ngọt cá thóc rạn với vài trái cà chín bởi lý do món này “thanh nhiệt, trị rôm sảy cho trẻ con rất tốt”. Món canh đơn giản vậy mà “chế ngự” cái nắng nóng mùa hè hiệu quả lắm. Cá đỏ, cà đỏ, chỉ có hành ngò cứ một mực xanh khiến nồi canh cứ đẹp như tranh. Món này hạp với cơm ghê lắm. Thịt cá thóc rạn chấm mắm ớt ngon nhức nhối. Thêm nữa, nước canh đã ngọt cá, lại ngọt cà nên chỉ cần và vài miếng là chén cơm đã hết veo.

Báo Thanh Niên, 31/07/2015
Đăng ngày 01/08/2015
Trần Cao Duyên
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 08:00 22/12/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 12:11 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 12:11 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:11 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 12:11 26/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 12:11 26/12/2024
Some text some message..