Cá, tôm ở đầm ô loan chết: Khẩn trương xác định nguyên nhân

Không chỉ cá nuôi mà gần đây cá, tôm tự nhiên trong đầm Ô Loan (huyện Tuy An) cũng chết. Huyện Tuy An và các đơn vị chuyên môn thuộc Sở NN-PTNT đang khẩn trương vào cuộc tìm nguyên nhân.

mua ban tom ca
Mấy ngày nay, một số khu vực gần đầm Ô Loan (huyện Tuy An), hoạt động mua bán tôm, cá rất nhộn nhịp - Ảnh: NGỌC NHƯ

Hải sản nuôi chết hàng loạt

Theo Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, đến nay, địa phương này có khoảng 36ha tôm nuôi bị bệnh, trong đó có 15ha bị mất trắng. Từ giữa tháng 7-8/2016, dịch bệnh trên cá nuôi đã xảy ra tại khu vực cửa biển Lễ Thịnh, xã An Ninh Đông làm khoảng 73.000 con cá mú, cá hồng bị chết, thiệt hại khoảng 2,9 tỉ đồng. Nguyên nhân là vi khuẩn vibrio alginolyticus gây ra. Mới đây, tại khu vực hai thôn Tân Quy và Xuân Hòa thuộc xã An Hải cũng xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng bè chết hàng loạt. Theo thống kê của UBND xã An Hải, từ ngày 1/10 đến nay, địa phương này có 18 hộ với 32 lồng nuôi bị thiệt hại với hơn 3.500 con cá chết; trong đó, cá mú khoảng 530 con, cá hồng hơn 1.100 con và cá chẽm khoảng 1.875 con.

Ông Trần Sáu, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, cho biết: Toàn bộ số cá chết ở xã An Hải được ngư dân thả nuôi hơn 6 tháng, trọng lượng bình quân từ 0,3-0,7kg/con. Theo nhận định ban đầu, nguyên nhân cá chết là do nguồn nước vùng nuôi bị ô nhiễm, khu vực nuôi đã ngọt hóa kèm theo thời tiết bất lợi gây thiếu ôxy cục bộ. Cơ quan chuyên môn của tỉnh và huyện Tuy An đã lấy mẫu cá, mẫu nước ở các vùng nuôi này gửi đi xét nghiệm tìm nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị. Phòng NN-PTNT cùng Trạm Chăn nuôi và thú y huyện đã hướng dẫn người nuôi vớt cá chết đem chôn trong hố có rải vôi, không được vứt ra ngoài môi trường. Người nuôi cần vớt cá nhiễm bệnh sang lồng nuôi riêng nhằm tránh lây lan. Đồng thời, phòng cũng yêu cầu người nuôi thả cá với mật độ vừa phải, định kỳ 3-5 ngày vệ sinh lưới lồng, không cho cá ăn thức ăn ôi thiu và sát trùng thức ăn trước khi cho cá ăn. Người nuôi cần bổ sung vitamin, khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cá, bổ sung men vi sinh để hạn chế sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại.

Cá, tôm tự nhiên cũng chung số phận

Thời gian gần đây, cá tự nhiên trong đầm Ô Loan cũng bị chết với số lượng nhiều. Ngư dân Nguyễn Đức Thắng ở thôn Tân Long, xã An Cư, cho biết: Tôi làm nghề đăng chấn trên đầm hơn 10 năm nay, nhưng đợt này mới thấy cá các loại và cả tôm tít vào chấn trong tình trạng ngắc ngư rất nhiều. Từ ngày 30/9 đến nay, mỗi đêm đi đăng chấn, một ngư dân có thể đánh bắt được từ vài chục đến hàng trăm ký cá, tôm. Thường vào khoảng 6 giờ chiều đến sáng hôm sau, khi gió bấc trở lại nồm, cá tự nhiên trong đầm nổi lên mặt nước bơi lờ đờ, có con chết trôi lềnh bềnh trên đầm. Đa số cá, tôm nổi lên mặt nước sống chủ yếu ở tầng đáy như cá bống, cá lưỡi búa, cá vược, lịch, chình, tôm tít, cua và các loại cá khác như cá dẩu, cá rô phi, cá cầu, cá đối… Mấy ngày nay, hàng đêm, ngư dân đánh bắt trên đầm rất nhiều, khoảng vài trăm người sinh sống xung quanh đầm Ô Loan. Cũng gần một tuần nay, nước trong đầm Ô Loan chuyển sang màu nâu sậm giống như màu cà phê sữa và thường vào ban đêm có mùi thối rất khó chịu.

Theo ông Võ Tấn Cường ở thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông, gần một tuần nay, ông dùng xuồng để ra đầm Ô Loan vớt cá. Mỗi đêm có thể vớt đến hàng trăm ký, có nhiều con cá vược nặng đến 20kg. Ngư dân Châu Kim Bé cũng ở thôn Phú Sơn, cho biết: Gia đình tôi sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá, tôm trên đầm Ô Loan khoảng 30 năm nay. Tình trạng cá chết ở đầm Ô Loan hàng loạt cũng đã xảy ra một vài lần. Theo kinh nghiệm của tôi, nguyên nhân có thể do chuyển mùa, nước trong đầm bị ô nhiễm khiến cho rong me (một loại rong nằm ở tầng đáy) thối rữa làm thiếu ôxy nên cá, tôm nổi đầu lên mặt nước và chết. Ông Võ Ngọc Vui, Phó Trưởng Ban nhân dân thôn Phú Sơn, cho biết: Từ ngày 1/9 đến nay, mỗi đêm có khoảng 25-30 người dân trong thôn tham gia vớt cá trên đầm Ô Loan. Tình trạng cá, tôm tự nhiên nổi lên mặt nước và chết, thôn đã báo cáo cho xã và huyện để nắm tình hình và xác định nguyên nhân.

Theo ông Trần Sáu, ngày 4/10, Phòng NN-PTNT phối hợp với Trạm Chăn nuôi và thú y huyện cùng chính quyền các xã khu vực đầm Ô Loan tiến hành thu thập và kiểm tra tình hình cá tự nhiên bị chết trong mấy ngày qua. Đồng thời, phòng cũng đã báo cáo cho Sở NN-PTNT chỉ đạo các đơn vị chức năng liên quan trực thuộc sở xuống kiểm tra, lấy mẫu nước, mẫu cá, tôm trong đầm đưa đi xét nghiệm để tìm nguyên nhân.

Theo nhận định ban đầu, nguồn nước đầm Ô Loan bị tù đọng, ô nhiễm trong thời gian dài là do nước trong đầm rất hạn chế trao đổi với nước biển. Ngoài ra, do thời tiết thay đổi, từ nắng nóng chuyển sang mưa dông thời gian qua đã làm một số loại rong trong đầm bị chết gây thiếu ôxy ở tầng đáy nên có hiện tượng cá tôm chết trong mấy ngày qua. Tuy nhiên, để xác định chính xác nguyên nhân thì phải chờ kết quả xét nghiệm mẫu cá, mẫu nước. Ông Trần Sáu, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Tuy An

Báo Phú Yên, 06/10/2016
Đăng ngày 07/10/2016
Ngọc Như
Dịch bệnh

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 10:48 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:08 21/01/2025

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hữu cơ tại các nước phát triển

Trong xu hướng tiêu dùng bên vực, ngày càng nhiều quốc gia phát triển chú trọng đến sản phẩm hữu cơ, bao gồm cả thủy sản. Sản phẩm hữu cơ được đánh giá cao nhờ quy trình sản xuất an toàn, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Thủy sản
• 11:12 27/01/2025

Lợi ích kinh tế và mô hình nuôi cá lóc hiệu quả cho nông dân

Trong bối cảnh phát triển bền vững ngành nông nghiệp, việc kết hợp giữa nuôi trồng thủy sản và canh tác truyền thống đang trở thành xu hướng.

Nuôi cá lóc
• 11:12 27/01/2025

Khoáng tạt và khoáng trộn: Ưu và nhược điểm từng loại

Trong nuôi tôm, cung cấp đầy đủ khoáng chất là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng đồng đều của tôm. Hiện nay, người nuôi thường sử dụng hai hình thức bổ sung khoáng chất: khoáng tạt và khoáng trộn. Mỗi hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với tùy tình huống và mục đích sử dụng.

Khoáng cho tôm
• 11:12 27/01/2025

Tép hòa vị Tết 2025: Cách làm chả cá thác lác dai ngon đúng chuẩn cho ngày Tết

Chả cá thác lác là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam, nổi bật với hương vị thơm ngon, dai giòn đặc trưng và cực kỳ bổ dưỡng. Làm chả cá thác lác tưởng chừng đơn giản nhưng để đạt được độ dai ngon đúng chuẩn, người làm cần nắm rõ từng bước từ chọn nguyên liệu đến chế biến.

Chả cá thác lác
• 11:12 27/01/2025

Áp dụng nhiều công nghệ mới để chống khai thác IUU

Sáng ngày 14/1/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị lần thứ 12 về chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5. Phó Thủ tướng chỉ đạo, áp dụng nhiều công nghệ mới để tăng cường quản lý đội tàu cá. Một số chuyên gia cho biết, Ấn Độ đã sử dụng máy bay không người lái để giám sát tàu cá, ngăn chặn khai thác IUU.

Tàu thuyền
• 11:12 27/01/2025
Some text some message..