Cá tra hun khói Việt Nam không được nhập khẩu vào Mỹ

Cơ quan thanh tra an toàn thực phẩm (FSIS) của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ không cho phép cá tra nào Việt Nam đã được xử lý bằng 'hun khói không vị' NK vào nước này trong thời gian tới.

Cá tra hun khói Việt Nam không được nhập khẩu vào Mỹ
Ảnh minh họa: Internet

Các quan chức của FSIS ngày 16/1/2018 cho biết họ đã từ chối nhập cảng lô hàng 39.000 pao “philê cá swai xông khói” đông lạnh từ Việt Nam đưa vào cảng Los Angeles, California vào ngày 19/12/2017. Quyết định này chủ yếu dựa trên lô hàng được dán nhãn là đã được xử lý bằng hỗn hợp các hoá chất và khí có chứa carbon monoxide và được sử dụng để giữ màu sắc, kết cấu và hương vị của thịt.

Swai thuộc họ cá tra, và có nguồn gốc ở khu vực Đông Nam Á. Nó còn được gọi là "cá mập ánh kim", mặc dù đây không phải là cá mập, nhưng nó có chứa thịt mềm và trắng và được như là sản phẩm thay thế không kém đối với cá da trơn trong nước. Tất cả đều thuộc họ siluriformes.

Theo FSIS, đến khi việc xử lý hun khói không vị được xác định trên 126 trang danh sách “an toàn và bền vững” của cơ quan, FSIS cho biết sẽ tiếp tục ngăn chặn việc NK sản phẩm này, và điều đó sẽ không xảy ra cho đến khi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp công nhận là “an toàn” (GRAS) đối với việc sử dụng hun khói không vị cho họ siluriformes.

Siluriformes là loài cá duy nhất mà FSIS thanh tra an toàn thực phẩm.

Quốc hội đã chuyển cơ quan thanh tra từ FDA sang FSIS trong dự luật nông trại năm 2008. FSIS đã bắt đầu tiến hành thanh tra từ tháng 9/2017.

Nhà NK swai có 45 ngày để đáp ứng.

Ben England, Nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của FDA Imports, một cơ quan tư vấn NK thực phẩm ở Baltimore, Maryland, cho biết ít nhất 3 lô hàng cá tra đã bị FSIS giữ lại do xử lý hun khói không vị. Các nhà chức trách đã giải thích rằng hành động của FSIS đối với một lô hàng có thể khiến cho các nhà NK rút các chuyến hàng khác.

Lúc này, FSIS đã không từ chối bất kỳ sản phẩm bổ sung vì lý do này.

Các nhà chức trách của FSIS cho biết nhà NK swai có 45 ngày để cải thiện vấn đề, tiêu hủy sản phẩm hoặc loại bỏ lô hàng.

Theo báo cáo trước đó, xử lý khói không vị đã được FSIS công nhận là an toàn khi sử dụng đối với thịt bò, thịt lợn và gia cầm, và FDA đã đưa ra một thông báo GRAS thuận lợi cho việc xử lý trên cá ngừ năm 2000.

Không có thời gian trung bình để FDA trả lời một đơn kiện mới về GRAS. Điều này phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vấn đề và chuẩn bị tốt cho việc thông báo.

Ví dụ, phải mất 13 tháng để FDA đưa ra ý kiến ​​có lợi đối với cá ngừ.

Một quan chức của FSIS cho biết, một điểm sáng cho các nhà NK swai đông lạnh là sản phẩm có thời hạn sử dụng là hai năm.

Trong khi đó, các nhà NK cá swai, cá basa, cá da trơn Mỹ sẽ buộc phải tránh bất kỳ sản phẩm nào đã được xử lý bằng hun khói không vị.

Undercurrentnews
Đăng ngày 26/01/2018
Diệu Thúy - VASEP
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 22:37 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:37 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 22:37 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 22:37 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 22:37 14/01/2025
Some text some message..