Cá tra nguyên liệu ĐBSCL tăng giá

Sau gần 1 tháng đứng ở mức giá 22.000 – 22.500 đồng/kí lô gam, hiện giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL đã tăng trở lại, lên mức giá cao nhất 23.500 đồng/kí lô gam, theo Hiệp hội thủy sản An Giang (AFA).

giá cá tra nguyên liệu
Giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL tăng trở lại nhưng vẫn ở mức thấp - Ảnh: Trung Chánh

Cụ thể, đối với cá tra thịt trắng, trọng lượng 0,8 – 0,9 kí lô gam/con có giá 22.500 – 23.000 đồng/kí lô gam và 21.000 – 22.000 đồng/kí lô gam đối với cá có chất lượng thịt vàng, đỏ (tùy loại). Riêng tại thị trường Đồng Tháp, giá cá cao nhất đạt 23.500 đồng/ki lô gam đối với cá đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

Dù giá cá nguyên liệu đã tăng trở lại nhưng theo ông Trần Văn Tách, ấp Bình Phú 1, xã Phú Bình, huyện Châu Phú, An Giang, với giá bán này người nuôi cá vẫn lỗ từ 1.000 – 3.000 đồng/kí lô gam (tùy loại).

Ông Nguyễn Hữu Nguyên, thành viên AFA cho rằng, hiện các doanh nghiệp chế biến cá tra mua vào có dấu hiệu tăng lên để thực hiện các đơn hàng xuất khẩu sau kỳ nghỉ hè là nguyên nhân kéo giá cá tra nguyên liệu tăng trở lại.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cho biết thị trường xuất khẩu cá tra sẽ khởi sắc hơn trong những tháng còn lại của năm nay bởi vì các thị trường chính đã bắt đầu “ăn hàng” mạnh trở lại sau kỳ nghỉ hè, trong khi đó, nguồn cung cá nguyên liệu trong nước giảm mạnh do người nuôi bị lỗ nặng một thời gian dài.

Theo Vasep, lượng cá tra nguyên liệu trong quí 3 sẽ thiếu hụt khoảng 30% so với nhu cầu chế biến, do đó dự báo giá cá tra sẽ tiếp tục tăng vào cuối quí 3 nhưng tăng nhiều hay ít là phụ thuộc quá trình phục hồi vốn của doanh nghiệp, người nuôi cá và tình hình cung cầu.

Về tình hình xuất khẩu, dù trong những tháng đầu năm nay ngành nuôi, chế biến cá tra của Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn như thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, doanh nghiệp và người nuôi cá thiếu vốn… nhưng kết quả xuất khẩu vẫn có mức tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái, dù không nhiều. Tính đến ngày 15-8, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đạt trên 1 tỉ đô la Mỹ, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Theo TBKTSG
Đăng ngày 04/09/2012
Trung Chánh
Nuôi trồng

Tác động của nguồn nước đầu vào lên sức khỏe thủy sản

Nguồn nước đầu vào đóng vai trò then chốt trong việc duy trì môi trường sống lý tưởng cho thủy sản. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, nước đầu vào không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp oxy mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng, và sự bùn lắng trong ao nuôi. Nếu nguồn nước đầu vào bị nhiễm bẩn hoặc không được xử lý kỹ lượng, nó có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Ao nuôi
• 10:18 30/12/2024

Kiểm tra gì khi tôm rớt đáy liên tục

Ở ao nuôi tôm, hiện tượng tôm rớt đáy liên tục là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng trong ao nuôi. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, người nuôi có thể đối mặt với thiệt hại lớn. Vậy cần phải kiểm tra gì khi tôm bị rớt đáy liên tục và đưa ra giải pháp kịp thời để khắc phục.

Tôm rớt đáy
• 09:39 30/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 11:36 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 10:45 27/12/2024

Tác động của nguồn nước đầu vào lên sức khỏe thủy sản

Nguồn nước đầu vào đóng vai trò then chốt trong việc duy trì môi trường sống lý tưởng cho thủy sản. Đối với ngành nuôi trồng thủy sản, nước đầu vào không chỉ đơn thuần là nguồn cung cấp oxy mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng, và sự bùn lắng trong ao nuôi. Nếu nguồn nước đầu vào bị nhiễm bẩn hoặc không được xử lý kỹ lượng, nó có thể gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Ao nuôi
• 18:03 30/12/2024

Cá mó - Một chiến binh làm sạch rạn san hô cần được bảo vệ

Những chú cá mó không chỉ mang vẻ đẹp sặc sỡ điểm tô sắc màu đại dương mà còn là những chiến binh làm sạch rạn san hô đang cần sự chung tay của tất cả chúng ta bảo vệ.

Cá mó
• 18:03 30/12/2024

Cá đông lạnh và cá tươi sống: nên chọn loại nào tốt hơn?

Giữa muôn vàn lựa chọn thực phẩm, việc quyết định mua cá đông lạnh hay cá tươi sống luôn là mối băn khoăn của nhiều người tiêu dùng. Bởi lẽ, mỗi loại sản phẩm đều có những ưu nhược điểm riêng về chất lượng, chi phí, và sự tiện lợi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến túi tiền và nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.

Cá đông lạnh
• 18:03 30/12/2024

Thu mua tôm nhiều hơn để làm khô phục vụ Tết nguyên đán 2025

Tết Nguyên Đán 2025 đang đến gần, và như mọi năm, đây là dịp để các gia đình, doanh nghiệp, và cá nhân chuẩn bị những món quà đặc biệt cho người thân, bạn bè và đối tác.

Tôm khô
• 18:03 30/12/2024

Kiểm tra gì khi tôm rớt đáy liên tục

Ở ao nuôi tôm, hiện tượng tôm rớt đáy liên tục là dấu hiệu cảnh báo vấn đề nghiêm trọng trong ao nuôi. Nếu không kịp thời phát hiện và xử lý, người nuôi có thể đối mặt với thiệt hại lớn. Vậy cần phải kiểm tra gì khi tôm bị rớt đáy liên tục và đưa ra giải pháp kịp thời để khắc phục.

Tôm rớt đáy
• 18:03 30/12/2024
Some text some message..