Cá tra trúng giá nhưng vẫn còn lo

Hộ nuôi cá tra, các loại cá bán chợ cũng rất phấn chấn vì so với những năm trước, năm nay giá cá đang ở mức cao. Nhưng đi kèm với giá cao là nỗi lo của nông dân để sản xuất bền vững.

Lúa trúng mùa, cá tra trúng giá
Những hộ nuôi cá tra giống, cá tra thịt rất phấn khởi vì giá cá tra đang ở mức cao

 Cụ thể, cá tra thịt loại 1, các doanh nghiệp chế biến thu mua từ 28.500-30.000 đồng/kg (tùy phương thức thanh toán). Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi thấp nhất 5.000 đồng/kg.

“Cá tra thịt có giá, kéo theo các loại cá chợ khác cũng có giá. Cụ thể, cá thác lác cườm thương lái đến tận nơi mua từ 72.000-75.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi lãi thấp nhất 12.000 đồng/kg.…” - ông Phan Văn Toản (xã Hòa Lạc, Phú Tân) chia sẻ.

Ông cũng cho thấy băn khoăn: "Mặc dù giá cá đang ở mức cao nhưng nông dẫn vẫn còn nhiều lo ngại bởi  không biết mức giá giá sẽ kéo dài được bao lâu; giá cả thất thường như thế này có bao nhiêu người nuôi có lãi? Nông dân mong chờ Nhà nước cũng như ngành Nông nghiệp đưa ra những biện pháp sản xuất mang tính căn cơ để người nuôi cá, người thu mua và cả nhà chế biến đều có lời. Như vậy thì sản xuất mới phát triển mang tính bền vững…”

Những năm qua, để nông sản tiêu thụ được thuận lợi, ngành nông nghiệp đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó tái cơ cấu gắn với tổ chức lại sản xuất. Mục đích của việc làm này là để cung - cầu gặp nhau. Đi cùng với đó là vận động nông dân đi vào con đường làm ăn hợp tác, áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạ giá thành, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Ngành công thương cùng doanh nghiệp đẩy mạnh việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu cho các mặt hàng như: lúa, cá, rau quả; vận động doanh nghiệp cùng nông dân tham gia "chuối liên kết"… Tuy nhiên, do cách làm chưa “đến nơi, đến chốn” nên nhận thức của nông dân và doanh nghiệp chưa gặp nhau. Cụ thể, trong thực hiện mô hình "Chuỗi liên kết” đối với cá tra, tuy 2 bên đã ký hợp đồng kinh tế nhưng khi giá lúa, cá tra dao động tăng hoặc giảm thì ngay lập tức, việc “bội tín” đã xảy ra. Trong nhiều năm liền việc doanh nghiệp và nông dân “lật kèo” lẫn nhau xảy ra rất thường xuyên. Để nông dân lẫn doanh nghiệp gặp nhau, cùng phát triển thì cần xem xét lại tính chất hợp đồng và các điều khoản đã thỏa thuận. Đồng thời, phân tích cho được vì sao hợp đồng đã ký mà việc “lật kèo” vẫn cứ xảy ra.

Để chuỗi liên kết được thiết thực và lâu dài thì không chỉ có sự tham gia của người nuôi, doanh nghiệp chế biến, ngân hàng, mà còn có sự theo dõi sát sao của các bộ ngành liên quan.

Giải bài toán tái cấu trúc ngành hàng cá tra chắc chắn có tầm chiến lược hơn nhiều so với việc xử lý nợ nần của doanh nghiệp thủy sản và người nuôi. Yêu cầu đòi hỏi tăng cường liên kết vùng, liên kết chuỗi giá trị thực chất, thương hiệu hóa; tái cấu trúc toàn diện ngành hàng thủy sản gắn với ngành công nghiệp thức ăn, đa dạng hóa sản phẩm.

Nhưng trước mắt là cần rà soát, thải loại các doanh nghiệp không đủ năng lực tài chính, quản trị yếu kém để đảm bảo sự lành mạnh, sức cạnh tranh của các tác nhân, tăng cường liên kết lại để ngành hàng cá tra đủ sức đương đầu trước thách thức và hội nhập đang mở ra nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều khắc nghiệt của cuộc chơi “mạnh được, yếu thua”.

Riêng người nông dân phải trang bị cho mình kiến thức, cần hiểu rõ vai trò của HTX, phân biệt HTX kiểu mới và kiểu cũ, hiểu về luật để bảo về mình trước cuộc chơi khắc nghiệt của thị trường và trước sự làm ăn không đúng đắn của một số doanh nghiệp.

Đăng ngày 12/03/2018
TH
Kinh tế

Xuất khẩu thủy sản cuối năm liệu có tăng cao?

Cuối năm thường được xem là giai đoạn cao điểm trong xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam. Các doanh nghiệp tăng tốc để đáp ứng nhu cầu từ thị trường quốc tế, nhất là trong các dịp lễ lớn như Giáng sinh và Tết Dương lịch. Tuy nhiên, để đánh giá xuất khẩu thủy sản cuối năm có tăng cao hay không, cần xét nhiều yếu tố quan trọng.

Cá tra
• 09:45 24/12/2024

Hướng đi xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam

Tôm Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng trên thị trường quốc tế nhờ chất lượng và giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, để gia tăng giá trị thương hiệu và cạnh tranh mạnh mẽ với các sản phẩm tôm khác trên thế giới, việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam là một yếu tố quan trọng.

Tôm thẻ
• 10:10 23/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 10:03 18/12/2024

Người nuôi tôm thẻ Tiền Giang trúng lớn nhờ giá tôm tăng vọt

Cuối năm 2024, giá tôm thẻ tại tỉnh Tiền Giang đạt mức cao nhất trong nhiều năm qua, mang lại lợi nhuận đáng kể cho người nuôi với mức lãi lên tới 50%. Đây là tín hiệu tích cực cho ngành thủy sản địa phương, đặc biệt trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh dịp cuối năm.

Tôm thẻ
• 09:44 18/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 06:34 30/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 06:34 30/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 06:34 30/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 06:34 30/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 06:34 30/12/2024
Some text some message..