Cá trắm phòng và chữa bệnh

Là loài cá nước ngọt, cá trắm có hai loại: Trắm trắng (hay còn gọi là trắm cỏ) và trắm đen. Cả hai loại đều được dùng làm thực phẩm, được chế biến thành nhiều món ăn ngon, đồng thời có tác dụng phòng và chữa bệnh

Cá trắm trắng
Cá trắm trắng (trắm cỏ).

Theo y học cổ truyền, cá trắm trắng có tác dụng bổ tỳ vị và khí huyết, thích hợp với các chứng tỳ vị hư hàn, biếng ăn, gầy yếu, mệt mỏi, đuối sức. Cá trắm đen tính bình vị ngọt, thích hợp với các trường hợp tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tăng cường miễn dịch,…

Một số món ăn, bài thuốc từ cá trắm:

Cảm nắng, viêm phế quản do nắng nóng, khô họng, ho nhiều, đờm vàng đặc, nước tiểu vàng đỏ: Cá trắm trắng (đã cạo vảy, rửa sạch, mổ bỏ ruột) 120g, mướp hương 500g, gừng tươi 3 lát. Cá trắm thái miếng ướp gừng và gia vị. Mướp hương thái miếng xào cho chín, nêm gia vị rồi cho cá vào đảo đều, bắc ra ăn nóng với cơm, ngày ăn 1 lần. Ăn liền 1 tuần.

Cảm lạnh, người yếu, đau đầu, ngạt mũi, đau mình mẩy: Thịt cá trắm trắng 150g, gừng tươi 3 lát, 1 chút rượu trắng, nước 1 bát con. Nấu sôi nước rồi cho cá, gừng và rượu vào, hầm khoảng 30 phút, nêm gia vị, ăn nóng, sau đó đắp chăn cho ra mồ hôi.

Suy nhược cơ thể sau ốm, khí huyết không đủ: Thịt cá trắm trắng 250g, hoàng kỳ 25g, đương quy 12g. Cho các vị vào nồi thêm nước vừa đủ để nấu canh, ăn cá, bỏ bã thuốc. Ngày ăn một lần. Ăn 3 - 4 lần.

Nâng cao sức đề kháng, phòng cúm: Thịt cá trắm đen 300g, cắt miếng, khía rãnh 2 bên thân cá, để lên đĩa hấp gần chín cho thêm vài lát gừng tươi, hành, rượu, ít mì chính chưng tiếp cho chín. Có thể ăn thường xuyên.

Cá trắm đen.
Cá trắm đen.

Tỳ vị hư nhược, hay đau bụng lâm râm, chán ăn: Thịt cá trắm đen 500g, đẳng sâm 10g, thảo quả 1g, trần bì 1,5g, quế bì 1,5g, gừng khô 3g, hồ tiêu 5 hạt, muối vừa đủ. Nấu chín ăn thịt cá, uống canh, bỏ bã thuốc. Ngày ăn 1 lần. Ăn liền 1 tuần.

Chữa khí hư, mệt mỏi, ăn không ngon: Cá trắm đen 150g, lọc da, bỏ xương, băm nhỏ, đập một quả trứng gà vào, trộn đều, nêm gia vị, cho vào hầm cách thủy, chín mang ra ăn, ngày 1 lần, ăn trong 10 ngày liền

Suy nhược cơ thể, mất sức, chóng mặt: Thịt cá trắm đen 300g, gạo 100g, nấu cháo ăn. Ăn liền 1 tuần.

Lưu ý: Không nên uống mật cá trắm để chữa bệnh vì có thể gây ngộ độc, nhẹ có thể gây đau bụng, chóng mặt, buồn nôn; nặng có thể dẫn đến suy gan, suy thận, thậm chí gây tử vong.

Theo Sức khỏe đời sống
Đăng ngày 29/08/2013
Bác sĩ Thu Vân
Ẩm thực

Tép hòa vị Tết 2025: Giá trị văn hóa của nghề làm tôm khô

Tết đến, xuân về không chỉ mang theo sắc mai vàng rực rỡ mà còn mang đến không khí nhộn nhịp, tấp nập của những làng nghề truyền thống. Trong số đó, làng nghề làm tôm khô, một đặc sản nổi tiếng của các vùng ven biển Việt Nam lại càng thêm rộn ràng.

tôm khô
• 08:00 22/12/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 10:39 28/11/2024

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 05:55 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 05:55 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 05:55 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:55 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 05:55 27/12/2024
Some text some message..