Các địa phương mở rộng diện tích nuôi vì dự báo xuất khẩu tăng

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cao kỷ lục năm 2018, các địa phương mở rộng sản xuất.

Các địa phương mở rộng diện tích nuôi vì dự báo xuất khẩu tăng
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam cao kỷ lục năm 2018, các địa phương mở rộng sản xuất. Ảnh minh họa: Internet

Theo thống kê của Bộ NNPTNT, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt 8.32 tỷ USD trong năm 2017, tăng hơn 18% so với năm 2016. Các thị trường chính của xuất khẩu thủy sản Việt Nam là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, tổng cộng chiếm 55,3% tổng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Trung Quốc là thị trường có tăng trưởng cao nhất trong năm 2017, với mức tăng 64,4%. Hà Lan (48,6%), Anh (36,4%), Hàn Quốc (29,1%), Canada (22,3%) và Nhật Bản (20%) là các thị trường có mức tăng trưởng mạnh khác.

Xuất khẩu tôm đóng góp lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam: với mức tăng trưởng 21% so với năm 2016 và tạo ra doanh thu 3,8 tỷ USD. Giá xuất khẩu tôm tăng, chất lượng tôm nguyên liệu cao hơn và lượng xuất khẩu các sản phẩm chế biến tăng đóng góp cho sự tăng trưởng này, theo nhận định của Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Về giá trị, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng 60% trong năm 2017 lên 677 triệu USD, đưa thị trường này trở thành thị trường xuất khẩu tôm lớn thứ 3 của Việt Nam, sau Nhật Bản (tăng 18% trong năm 2017) và Mỹ (tăng 42% trong năm 2017).

Trong khi đó, xuất khẩu cá tra mang về 1,8 tỷ USD trong năm 2017, tăng 4% so với năm 2016. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cá ra lớn nhất của Việt Nam với giá trị 420 triệu USD, tăng 37% so với năm 2016.

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam cũng tăng 16% lên 600 triệu USD và xuất khẩu mực – bạch tuộc tăng 42% lên đạt tổng cộng 600 triệu USD.

VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2018 sẽ vượt 8,5 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2017, ngay cả khi bị Mỹ áp kiểm soát nghiêm ngặt hơn đối vơi cá tra Việt Nam, thuế chống bán phá giá và các chính sách chống khai thác thủy sản IUU của EU.

Thông tin về xuất khẩu thủy sản tăng cao kỷ lục cũng là động lực khiến các địa phương đề ra các kế hoạch mở rộng sản xuất thủy sản. Tỉnh Phú Yên vừa cho biết sẽ đầu tư gần 2.120 tỷ VNĐ, tương đương 97 tỷ USD, để phát triển năng lực sản xuất nuôi trồng thủy sản theo kế hoạch đến năm 2025. “Kế hoạch này nhằm thúc đẩy tiềm năng nuôi trồng thủy sản tại địa phương theo hướng hiện đại hóa, góp phần phát triển kinh tế địa phương”, theo Bộ NNPTNT cho hay. “Tỉnh Phú Yên đặt mục tiêu đạt tăng trưởng trung bình 5,2% từ nay cho tới năm 2030”.

Các dự án bao gồm xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản tại Long Thạnh, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho trung tâm sản xuất nuôi trồng thủy sản Hòa An tại thị xã Sông Cầu; xây dựng một cảng cá, một thị trường đấu giá cá ngừ, và một nhà máy chế biến cá ngừ với công suất 1.800 tấn/năm tại thành phố Tuy Hòa. Tại thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên sẽ xây dựng một nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh có công suất 3.500 tấn hàng năm và nhà máy này sẽ sản xuất thức ăn cho tôm hùm với công suất 1.000 tấn hàng năm.

Tỉnh Long An tại ĐBSCL cũng có kế hoạch tăng diện tích nuôi trồng thủy sản thêm 200ha lên xấp xỉ 9.200ha và dự kiến sẽ sản xuất 52.550 tấn các sản phẩm thủy sản trong năm 2018. Để đạt mục tiêu này, tỉnh sẽ thắt chặt quản lý nuôi trồng thủy sản thương mại và thông báo danh sách các loại thủy sản nước ngọt nằm trong chính sách hỗ trợ phát triển của tỉnh tại khu vực Đồng Tháp Mười. Tỉnh cũng sẽ cải thiện các mạng lưới cung ứng điện cho nuôi trồng thủy sản, nạo vét các hệ thống thủy lợi và ứng dụng các tiêu chuẩn đối với các nhà sản xuất giống thủy sản nhằm quản lý chất lượng con giống. Ngoài ra, tỉnh cũng tìm cách tăng cường quản lý môi trường nước thông qua giám sát chất lượng nước định kì và khuyến nghị xử lý nước nếu cần thiết.

Theo FIS, Seafood Source
Đăng ngày 08/01/2018
Gappingworld
Nông thôn

Bình Định xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong phát triển nuôi tôm

Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt kết quả đánh giá sơ bộ năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư Công ty TNHH Thông Thuận, ở xã Vĩnh Tân, huyện Tuy Phong (tỉnh Bình Thuận) đăng ký thực hiện Dự án Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ).

Nuôi tôm công nghệ cao
• 14:24 30/11/2023

Hội thảo đánh giá mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi

Ngày 17.11, tại huyện Vĩnh Thạnh, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức hội thảo tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện mô hình nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong hồ chứa thủy lợi gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Cá thát lát cườm
• 08:00 25/11/2023

Nỗi lo về đầu ra của tôm hùm bông

Tỉnh Khánh Hòa là một trong những khu vực đặc trưng với nghề nuôi tôm hùm. Tuy nhiên, với hiện trạng rớt giá và đầu ra không ổn định như hiện nay đã trở thành nỗi lo lắng chung của tất cả người nuôi tôm hùm tại đây.

Tôm hùm bông
• 10:13 30/10/2023

Công ty TNHH Việt Úc - Phù Mỹ, nuôi tôm công nghệ cao tại Bình Định

Những năm gần đây, trước nhu cầu về tôm nguyên liệu cho chế biến phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng tăng.

Nuôi tôm cnc
• 09:00 29/10/2023

Những sai lầm thường gặp về vi khuẩn Vibrio

Vi khuẩn Vibrio là cái tên quá quen thuộc trong ngành nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ về các loại bệnh mà chúng có thể gây ra trên tôm là hầu như chưa được phổ biến. Bài viết dưới đây sẽ nói cho bạn biết những sai lần về Vibrio thường gặp trên các ao nuôi tôm.

Vi khuẩn Vibrio
• 01:23 06/12/2023

Thách thức nghề nuôi tôm hiện nay

Ngành  tôm Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn. Thách thức đầu tiên đó là nhu cầu khách hàng ngoài nước mua sản phẩm tôm Việt Nam đang có xu hướng giảm.

Thu hoạch tôm thẻ
• 01:23 06/12/2023

Mùa lạnh có nên kéo mái cho tôm không?

Tôm thuộc loài động vật biến nhiệt, vậy bà con có cần kéo mái cho tôm vào mùa lạnh hay không? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta làm sáng tỏ vấn đề này nhé!.

Kéo mái nuôi tôm
• 01:23 06/12/2023

Cắt mồi và giảm mồi trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Để có thể quản lý lượng thức ăn mỗi ngày sao cho phù hợp với lượng tôm trong ao, tránh dư thừa thức ăn gây ô nhiễm nguồn nước. Ngoài ra, nếu lượng thức ăn dư nhiều còn ảnh hưởng đến chi phí của người nuôi. Hiện nay, việc cắt mồi hay giảm mồi trong ao nuôi có thể được xem là biện pháp hiệu quả giúp cải thiện việc quản lý lượng thức ăn ổn định nhất.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:23 06/12/2023

Môi trường nuôi suy thoái do các nhân tố sinh học gây ra

Trong nhiều năm qua, nuôi trồng thủy sản trong nước ta phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc phát triển nuôi trồng thủy sản nhanh chóng dẫn đến tình trạng môi trường nuôi suy thoái ngày càng trầm trọng. Trong đó các nhân tố sinh học cũng góp phần gây ảnh hưởng không nhỏ.

Ao tôm
• 01:23 06/12/2023