Các địa phương trong không khí chào mừng 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản

Với ngành thuỷ sản Việt Nam thì ngày 1/4/1959 là ngày có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu một dấu mốc quan trọng với ngành thuỷ sản nước ta, chính vì vậy mà các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ này.

Thả giống
Các địa phương trên mọi miền đất nước đã và đang phát động nhiều phong trào nhằm kỷ niệm ngày lễ. Ảnh: sonnptnt.namdinh.gov.vn

Từ lâu việc tổ chức Ngày truyền thống ngành Thủy sản nhằm gắn liền với các mục đích Giáo dục tình cảm cách mạng yêu quê hương, đất nước, yêu ngành nghề trong cán bộ, công nhân viên và ngư dân ngành Thuỷ sản. Động viên phong trào hăng say lao động sản xuất, xây dựng ngành Thuỷ sản lớn mạnh, góp phần bảo vệ an ninh vùng biển và xây dựng đất nước giàu đẹp. Biểu dương khen thưởng bằng các hình thức thích hợp các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc xây dựng ngành, lao động sản xuất giỏi và gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. 

Việc tổ chức Ngày truyền thống ngành Thuỷ sản hàng năm phải thiết thực, có hiệu quả, bằng những hoạt động phong phú như một tập quán văn hoá tốt đẹp trong nhân dân, không phô trương, lãng phí.

Năm nay, để kỷ niệm 65 năm ngày Truyền thống ngành thủy sản (01/4/1959 - 01/4/2024), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Văn bản số 515/BNN-TS ngày 16/01/2024, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nhiều hoạt động, phong trào hưởng ứng ngày lễ này. 

Trong đó có tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về mục đích, ý nghĩa của ngày Truyền thống ngành thủy sản, nhằm khơi dậy truyền thống ngành, động viên tinh thần thi đua lao động sản xuất của bà con ngư dân và cán bộ trong ngành. Phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản; tiếp tục bố trí kinh phí để duy trì hoạt động thả giống thủy sản tại các vùng nước ở địa phương nhằm khôi phục, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản; phối hợp với các cơ quan, tổ chức, các hội, hiệp hội thủy sản, doanh nghiệp, cộng đồng ngư dân tích cực tham gia các hoạt động về thả giống phục vụ tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản và hướng tới việc xã hội hóa hoạt động này. 

Trong thời gian này đã có nhiều địa phương tiếp tục thực hiện và phát động phong trào thả con giống góp phần tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản. Vào ngày 16/3 vừa qua huyện Mèo Vạc (Hà Giang) phối hợp với công ty Thủy điện Nho Quế 1 tổ chức thả cá giống nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản trên lòng hồ thủy điện Nho Quế 1. Thả với khoảng hơn 70.000 con giống bao gồm cá trắm đen, cá trôi, cá chép và cá trắm cỏ. 

Trong khi đó, ngày 26/3 sở NN&PTNT tỉnh Thanh Hóa phối hợp với giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thanh Hóa tổ chức thả 2 tấn cá giống nước ngọt xuống lưu vực sông Mã. 

Ở Nghệ An, Quảng Nam cũng phối hợp các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương và công ty cũng tổ chức thả cá giống, những hành động này cũng góp phần ổn định và nâng cao đời sống người dân địa phương cũng như có ý nghĩa chính trị xã hội và tính nhân văn, nhằm phục hồi, tái tạo nguồn lợi thủy sản, làm sạch nguồn nước, làm sạch môi trường, cân bằng hệ sinh thái. 

UBND quận Bình Thủy (Thành phố Cần Thơ) nhân kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống ngành thủy sản, ngày 27/3 vừa qua tổ chức thả cá giống trên lưu vực sống Hậu với gần 1 tấn cá bao gồm cá chạch, cá lóc, cá tra,… đồng thời trồng hơn 1.000 cây bần.

Ở Bạc Liêu, sở NN&PTNT Bạc Liêu cũng đã tiến hành tổ chức thả hơn 6 triệu con tôm giống về tự nhiên, đồng thời tại buổi lễ này tổ chức tuyên truyền, kêu gọi người dân bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sản phẩm thủy sản, phát triển nghề khai thác thủy sản hiệu quả và bền vững. 

Thả giống thủy sảnBạc Liêu cũng đã tiến hành tổ chức thả hơn 6 triệu con tôm giống về tự nhiên. Ảnh: Báo Thanh Niên

Đến nay sản phẩm thủy sản Việt Nam đã xuất khẩu tới 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với hơn 600 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản, ngành thủy sản tạo công ăn việc làm cho khoảng 5 triệu lao động đưa Việt Nam vào vị trí các nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.

Hoạt động khai thác thủy sản giải quyết sinh kế cho người dân vùng ven biển, hải đảo, góp phần quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Các cơ chế, chính sách của ngành cơ bản được hoàn thiện. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; có 11 chương trình, đề án thực hiện Chiến lược cũng đã được ban hành.

Như vây, sau 65 năm hình thành và phát triển, đến nay, thủy sản đã luôn là một ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 

Ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển khá toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, chế biến xuất khẩu, dịch vụ, thương mại theo hướng công nghiệp, hiện đại; duy trì được sự tăng trưởng ổn định qua các năm; có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế và khu vực nông, lâm, thủy sản, nhất là xuất khẩu thủy sản. 

Đăng ngày 31/03/2024
Hồng Huyền @hong-huyen
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm

Đầu năm luôn là thời điểm nhạy cảm đối với giá cả các loại nông sản và thủy sản, đặc biệt là tôm thẻ. Xu hướng giá tôm thẻ đầu năm 2025 hứa hẹn mang đến cả cơ hội và thách thức cho người nuôi và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 19:33 19/01/2025

Giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1598/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch, chính sách và giải pháp thực hiện Quy hoạch bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đánh bắt cá
• 19:33 19/01/2025

Top 7 loài cá có răng đáng sợ nhất thế giới

Đại dương luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu và cũng không thiếu những yếu tố đáng sợ. Trong lòng nước sâu thẳm, một số loài cá sở hữu bộ răng sắc nhọn và ngoại hình đầy ám ảnh, khiến chúng trở thành những sát thủ tự nhiên của hệ sinh thái.

Cá
• 19:33 19/01/2025

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 19:33 19/01/2025

Bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Thay nước bể cá là một trong những công việc quan trọng để duy trì môi trường sống khỏe mạnh cho cá. Tuy nhiên, việc xác định thời gian và tần suất thay nước không phải lúc nào cũng đơn giản. Nếu thay nước quá thường xuyên hoặc không đúng cách, bạn có thể vô tình làm căng thẳng cá hoặc phá vỡ hệ sinh thái trong bể. Vậy bao lâu thì nên thay nước bể cá một lần?

Bể cá
• 19:33 19/01/2025
Some text some message..