Các điều kiện nhập khẩu mới đối với tôm khi xuất khẩu vào Úc

Ngày 14 tháng 5 năm 2020, Bộ Nông nghiệp, nguồn nước và Môi trường Úc đã ban hành các điều kiện nhập khẩu mới đối với tôm và các sản phẩm từ tôm chưa được làm chín phục vụ tiêu dùng của con người nhập khẩu vào thị trường Úc. Các quy định này có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020.

Chế biến tôm
Chế biến tôm xuất khẩu.

Bộ Nông nghiệp Úc cho rằng việc đưa ra các điều kiện mới này là cần thiết để quản lý được rủi ro về an toàn sinh học liên quan đến bệnh Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) (tạm dịch: Bệnh vi bào tử trùng ở tôm). Các điều kiện nhập khẩu hiện tại (bao gồm cả đối với tôm đông lạnh đã bỏ đầu và vỏ) chưa kiểm soát được rủi ro từ bệnh EHP ở mức độ bảo vệ thích hợp của Úc (ALOP). Rút bỏ chỉ lưng (ruột tôm) được coi là biện pháp hữu hiệu và thực tế nhất để giảm lượng bào tử EHP có thể tồn tại ở các cá thể tôm bị nhiễm bệnh.

Các điều kiện này được ban hành sau khi đã tham vấn ý kiến của các bên liên quan tại nội dung Hướng dẫn An toàn sinh học động vật 2020-A02. Theo đó, tôm và các sản phẩm từ tôm chưa được làm chín sẽ phải được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận đã qua khâu sơ chế loại bỏ chỉ tôm. Các sản phẩm này sẽ tiếp tục được kiểm tra dấu niêm phong toàn bộ 100% các lô hàng khi làm thủ tục thông quan tại Úc. Nếu không đáp ứng được các quy định mới này các sản phẩm nêu trên sẽ được hướng dẫn tái xuất hoặc tiêu hủy hoặc xử lý (ví dụ: làm chín).

Các điều kiện mới về yêu cầu an toàn sinh học đối với tôm và các sản phẩm từ tôm chưa làm chín nhập khẩu phục vụ tiêu dùng của con người được quy định cụ thể  tại Attachment A – mục 2.1 của Hướng dẫn an toàn sinh học 2020-A03.

Mẫu Giấy chứng nhận sức khỏe của Úc cho tôm các loại và thịt tôm phục vụ tiêu dùng của con người đã hoàn thiện (Attachment B). Giấy chứng nhận được cập nhật bổ sung nội dung: “The uncooked prawns have been deveined (removal of the digestive tract to at least the last shell segment)” (tạm dịch: Tôm chưa được làm chín đã được rút chỉ (loại bỏ bộ phận tiêu hóa của tôm ít nhất là tới đoạn vỏ tôm cuối cùng)) (mục 7.1).

Những thay đổi về điều kiện nhập khẩu này không áp dụng đối với các sản phẩm đã được làm chín, chế biến sâu, tẩm bột, nghiền (BBC) hoặc các sản phẩm tôm có nguồn gốc từ Úc đã chế biến tại cơ sở được phê duyệt của Thai Union.

Các điều kiện nhập khẩu mới này sẽ được duy trì tạm thời trong quá trình Úc thực hiện Đánh giá rủi ro An toàn sinh học và các điều kiện nhập khẩu tôm và các sản phẩm từ tôm phục vụ tiêu dùng của con người theo tuyên bố của Giám đốc cơ quan An toàn sinh học của Úc vào ngày 16 tháng 5 năm 2017. Dự thảo Báo cáo đánh giá này dự kiến sẽ công bố vào giữa năm 2020 để thực hiện tham vấn các bên liên quan.

Úc cũng đã ban hành thông báo về vệ sinh và kiểm dịnh động vật (SPS) tới Ủy ban phụ trách về SPS của WTO để thông báo tới các đối tác thương mại. Ngoài ra, các tổ chức đang được cấp phép nhập khẩu các mặt hàng này của Úc cũng sẽ nhận được thông báo.

Chi tiết tham khảo tại đây:

https://www.agriculture.gov.au/biosecurity/risk-analysis/memos/ba2020-a03

Úc đứng thứ 7 về xuất khẩu tôm của Việt Nam, chiếm 3,8% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường. Năm 2019, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Úc đạt trên 127 triệu USD, tăng 10,8% so với năm 2018. Tính tới 15/4/2020, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Úc đạt 29,6 triệu USD, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong 5 năm (2015-2019), xuất khẩu tôm Việt Nam sang Úc tăng trưởng liên tục từ trên 113 triệu USD năm 2015 lên hơn 127 triệu USD năm 2019.

(Theo Thương vụ Việt Nam tại Úc)

VASEP
Đăng ngày 19/05/2020
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Hợp tác gia công xuất khẩu thủy sản thế mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Việt Nam có thế mạnh về chế biến thuỷ hải sản, do đó các doanh nghiệp thuỷ sản Nhật Bản mong muốn tăng cường hợp tác, đặt hàng gia công sản phẩm xuất khẩu đi các thị trường khác.

Tôm thẻ
• 12:50 21/03/2024

Hội nghị thượng đỉnh đổi mới thực phẩm xanh trở lại London

Hội nghị Thượng đỉnh Đổi mới Thực phẩm Xanh (Blue Food Innovation Summit) quy tụ ngành nuôi trồng thủy sản để khám phá những cơ hội và thách thức trong việc mở rộng quy mô sản xuất thực phẩm xanh đồng thời bảo vệ và khôi phục hệ sinh thái đại dương.

Hải sản
• 10:32 13/03/2024

Bệnh Tilv và vấn đề Brazil không nhập khẩu cá rô phi Việt Nam

Theo thông báo của Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường- NAFIQPM (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) kể từ ngày 14/2 Brazil tạm dừng nhập khẩu cá rô phi Việt Nam cho đến khi có kết luận rà soát bệnh do virus TiLV gây bệnh trên cá rô phi, vì đất nước này lo ngại việc nhập khuẩn làm lây lan dịch bệnh.

Cá rô phi
• 11:05 01/03/2024

Bình Định thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả

Trong năm 2023 Trung tâm Khuyến nông tập trung triển khai các mô hình nuôi trồng thủy sản theo hướng đa dạng hóa các đối tượng nuôi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, gắn với liên kết tiêu thụ theo chuỗi giá trị đã góp phần hạn chế rủi ro bệnh dịch, cải thiện môi trường sinh thái vùng nuôi, tạo ra các sản phẩm an toàn sinh học, nâng cao giá trị kinh tế, đem lại thu nhập ổn định và bền vững cho người nuôi.

Các mô hình nuôi trồng thủy sản
• 09:59 29/02/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 20:35 28/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 20:35 28/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 20:35 28/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 20:35 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 20:35 28/03/2024