Các quần thể cá nước ngọt toàn cầu có nguyên cơ tuyệt chủng

Các loài cá nước ngọt đa dạng, đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe, an ninh lương thực và sinh kế đối với hàng trăm triệu người trên thế giới. Nhưng theo một báo cáo mới phát hành của 16 tổ chức bảo tồn toàn cầu, các loài cá nước ngọt đang bị de dọa nghiêm trọng với 1/3 số loài đang trên bờ tuyệt chủng.

Cá tra dầu trên sông Mekong cũng đang bị đe doạ nghiệm trọng

Báo cáo Các loài cá bị lãng quên , được WWF Việt Nam công bố ngày 26/02, cho thấy sự đa dạng độc đáo của các loài cá nước ngọt với tổng số 18.075 loài, chiếm hơn nửa số loài cá và ¼ số loài động vật có xương sống trên Trái đất.

Chỉ riêng sông Mê Công đã có 1.148 loài và có tới bốn trong tổng số 10 loài cá nước ngọt khổng lồ. Sự trù phú của các loài cá là điều thiết yếu đối với sự khỏe mạnh của các con sông, hồ và các vùng đất ngập nước – hỗ trợ các xã hội và nền kinh tế trên toàn cầu.

Thủy sản nước ngọt là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho 200 triệu người khắp châu Á, châu Phi và châu Mỹ La tinh, cũng như tạo công ăn việc làm cho hơn 60 triệu người.

Tại Việt Nam, cá là một trong những nguồn dinh dưỡng phổ biến, cung cấp 30 - 35% lượng dinh dưỡng cho người dân. Số lượng cá khỏe mạnh cũng giúp duy trì hai ngành công nghiệp lớn trên thế giới: các hoạt động giải trí liên quan tới cá tạo ra hơn 100 tỷ USD hàng năm, trong khi đó các loài cá cảnh là một trong những vật nuôi phổ biến nhất thế giới, có giá trị thương mại trị giá 30 tỷ USD.

Hệ sinh thái nước ngọt mất đi với tốc độ cao gấp đôi đại dương và rừng

Nhưng các loài cá nước ngọt tiếp tục bị đánh giá thấp và coi thường, hàng nghìn loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Suy giảm đa dạng sinh học nước ngọt đang xảy ra với tốc độ nhanh gấp hai lần so với suy giảm đa dạng sinh học biển và rừng. Đã có 80 loài cá nước ngọt được liệt vào danh sách “Tuyệt chủng” trong sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), chỉ riêng trong 2020 đã có 16 loài. Ca tra dầu và cá hô khổng lồ sông Mê Công – hai loài cá biểu trưng của con sông – cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Các quần thể cá nước ngọt di cư đã giảm mạnh 76% kể từ năm 1970, các loài cá lớn suy giảm 94%, những con cá lớn, nặng hơn 30 kg đã bị xóa sổ ở hầu hết các con sông.


Sông Mê Kông chảy qua Thái Lan cạn kiệt năm 2019, khiến các loài thuỷ sinh cũng biến mất. Ảnh: Bangkok 

Báo cáo cho thấy đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái nước ngọt đang bị mất đi với tốc độ cao gấp đôi so với đại dương và rừng. Có hơn 18.000 loài cá nước ngọt được biết đến và nhiều loài khác vẫn đang được khám phá. IUCN tổ chức lập danh sách đỏ toàn cầu về các loài đang gặp nguy hiểm, đã đánh giá hơn 10.000 loài và phát hiện ra rằng khoảng 30% có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Ông Stuart Orr, Quản lý Chương trình Nước ngọt của WWF Quốc tế cho biết: “Không nơi nào khác trên thế giới lại thể hiện rõ cuộc khủng hoảng thiên nhiên như tại các con sông, hồ và các vùng đất ngập nước. Minh chứng rõ nhất về sự tàn phá do chính chúng ta gây ra đó là sự suy giảm quần thể các loài cá nước ngọt. Bất chấp tầm quan trọng của chúng đối với cộng đồng địa phương trên toàn cầu, cá nước ngọt luôn bị lãng quên và không được cân nhắc khi đưa ra các quyết định phát triển về đập thủy điện, sử dụng nguồn nước hoặc xây dựng trên các vùng lũ. Cá nước ngọt quan trọng đối với sức khỏe của con người và các hệ sinh thái nước ngọt – hỗ trợ sự sống cho chúng ta và các loài khác trên Trái đất. Đã đến lúc chúng ta phải ghi nhớ điều đó”.

Báo cáo nhấn mạnh những mối đe dọa tàn khốc mà các hệ sinh thái nước ngọt – ngôi nhà các loài cá - đang phải đối mặt bao gồm phá hủy sinh cảnh, xây dựng đập thủy điện trên các dòng chảy của sông, khai thác nước quá mức cho tưới tiêu, và ô nhiễm do công nghiệp và nông nghiệp gây ra. Thêm vào đó, cá nước ngọt cũng bị đe doạ bởi khai thác quá mức và mang tính hủy diệt, sự xâm lấn của các loài ngoại sinh và tác động của biến đổi khí hậu cũng như khai thác cát không bền vững – hoạt động có thể dẫn tới thay đổi sinh quyển và trữ lượng cá, và buôn bán trái phép.

Một số kết quả khảo sát của báo cáo:

  • Sản lượng loài cá cháy của sông Hằng, phần thượng nguồn Farakka, suy giảm đột ngột từ 19 tấn xuống còn 1 tấn một năm chỉ ngay sau khi đập Farakka được xây dựng vào những năm 1970.
  • Hoạt động bắt cá tầm để lấy trứng đã khiến cho loài này nằm trong số những loài bị đe doạ nghiêm trọng nhất thế giới; trong khi đó cá trình, được xếp loại cực kỳ nguy cấp tại châu Âu, là loài bị buôn lậu nhiều nhất.
  • Hạn ngạch đánh bắt cá quá cao ở sông Amur, Nga, đã góp phần khiến quần thể loài cá hồi lớn nhất nước này bị sụt giảm nghiêm trọng và mùa hè năm 2019 đã không tìm thấy cá hồi con tại các khu vực sinh sản của chúng.

Lật ngược tình thế, hồi phục quần thể cá nước ngọt

Đã có rất nhiều giải pháp đã được đưa ra và năm 2021 là một năm đầy hy vọng để chúng ta lật ngược tình thế, hồi phục quần thể cá nước ngọt đã bị suy giảm trong nhiều thập kỷ.

Thế giới cần nắm bắt cơ hội để đưa ra một bản Thỏa thuận đầy triển vọng và khả thi về đa dạng sinh học toàn cầu tại Hội nghị Công ước Liên hiệp quốc về Đa dạng Sinh học ở Côn Minh, Trung Quốc trong năm nay, khi lần đầu tiên việc bảo vệ và khôi phục hệ thống hỗ trợ sự sống vùng nước ngọt như rừng và đại dương được quan tâm.

Ông Orr nói: “Tin tốt là chúng ta biết cần phải làm gì để bảo vệ các loài thủy sản nước ngọt. Một bản Thỏa thuận Mới cho hệ sinh thái nước ngọt sẽ mang lại sự sống cho các con sông, hồ và vùng ngập nước đang chết dần. Bản Thỏa thuận mới cũng sẽ cứu các loài thủy sản nước ngọt đang trên bờ vực tuyệt chủng, bảo đảm nguồn lương thực và công ăn việc làm cho hàng triệu người, bảo tồn các biểu tượng văn hóa, thúc đẩy đa dạng sinh học và cải thiện sức khỏe của các hệ sinh thái nước ngọt với vai trò là nền tảng cho sự thịnh vượng và phúc lợi của chính chúng ta”.

“Tương tự với thực tiễn toàn cầu, tại Việt Nam, điều chúng ta cần bây giờ là công nhận giá trị của thủy sản nước ngọt và đánh bắt thủy sản nước ngọt, để chính phủ cam kết thực hiện các mục tiêu và giải pháp mới, cũng như ưu tiên những hệ sinh thái nước ngọt cần được bảo vệ và phục hồi.  Ngoài ra, cần thiết có sự hợp tác và đổi mới thông qua các hoạt động chung liên quan đến chính phủ, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng”, ông Orr kiến nghị.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 02/03/2021
Hoa Lan
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 22:41 08/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 22:41 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:41 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 22:41 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 22:41 08/11/2024
Some text some message..