Các sông và hồ trên thế giới đã mất gần 90% các loài sinh vật cỡ lớn

Trong khoảng thời gian 40 năm qua, gần 90% các loài sinh vật sống trong môi trường nước ngọt lớn nhất thế giới đã suy giảm nghiêm trọng, gấp đôi tỷ lệ quần thể động vật có xương sống trên đất liền hoặc trong các đại dương.

Các sông và hồ trên thế giới đã mất gần 90% các loài sinh vật cỡ lớn
Quần thế các loài cá lớn trên quy mô toàn cầu đang có xu hướng “biến mất” dần dần. Ảnh minh họa: Internet

Các hồ và sông nước ngọt là một trong những hệ thống đa dạng và năng động nhất trên hành tinh của chúng ta.

Trong một nghiên cứu toàn diện đầu tiên theo dõi sự thay đổi của quần thể megabauna – thuật ngữ chỉ các loài sinh vật lớn sống trong môi trường nước ngọt ở quy mô toàn cầu, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã tổng hợp dữ liệu liên quan đến hơn 120 loài megabauna nước ngọt trên khắp thế giới và so sánh với sự phân bố địa lý lịch sử cho tới hiện đại của 44 loài ở châu Âu và Mỹ.

Kết quả cho thấy, từ năm 1970 đến 2012, 88% các loài megabauna trên thế giới đã giảm, một số nơi trên thế giới chứng kiến ​​có tới 99% số loài bị biến mất. Trong số những loài bị đe dọa nhiều nhất là các loài cá lớn như cá tầm, cá hồi và cá da trơn khổng lồ đã giảm 94%, tiếp theo là các loài bò sát với mức giảm 72%.

"Kết quả thật đáng báo động và xác nhận nỗi sợ hãi của các nhà khoa học liên quan đến nghiên cứu và bảo vệ đa dạng sinh học nước ngọt", Sonja Jähnig, một nhà nghiên cứu cho biết.

Trong đó, khu vực bao gồm Đông Nam Á và một phần của Đông Á, đã giảm 99% trong khi dân số cá khổng lồ ở sông Mê Kông và Amazon đã giảm xuống gần 0 do môi trường xấu đi. Các loài ở khu vực trải dài khắp châu Âu và hầu hết châu Á vào các vùng phía bắc châu Phi, đã giảm tới 97%.

Nguyên nhân được xác định là do lối sống, nhu cầu môi trường sống phức tạp và lịch sử sống chậm của các loài cá nước ngọt lớn khiến chúng đặc biệt dễ bị tổn thương trước những thay đổi của môi trường và dễ bị tuyệt chủng hơn.

"Sự suy giảm của các loài cá lớn cũng được cho là do mất các dòng sông chảy tự do vì việc tiếp cận sinh sản và nơi kiếm ăn thường bị chặn bởi các con đập”, đồng tác giả nghiên cứu Fengzhi He nhấn mạnh.

Mặc dù các con sông lớn trên thế giới đã bị chia cắt mạnh, nhưng 3.700 đập lớn khác đã được lên kế hoạch hoặc đang được xây dựng, điều này sẽ làm trầm trọng thêm sự phân mảnh của dòng sông. Hơn 800 trong số các đập được lên kế hoạch này nằm trong các điểm nóng đa dạng của các loài thủy sản nước ngọt, bao gồm các lưu vực sông Amazon, Congo, Mekong và sông Hằng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng một số loài đã cho thấy sự cải thiện về mức độ dân số do những nỗ lực bảo tồn như cá tầm xanh và hải ly Mỹ ổn định hoặc tăng ở Mỹ và cá heo sông Irrawaddy trong lưu vực sông Mê Kông đang tăng lần đầu tiên sau hai thập kỷ. Thực tế, những nỗ lực bảo tồn hiện tại phần lớn là chưa đủ và ranh giới chính trị có xu hướng làm cho những nỗ lực quy mô lớn trở nên khó thực hiện.

"Hơn một nửa trong số tất cả các loài megabauna nước ngọt được đánh giá là bị đe dọa tuyệt chủng”, Jähnig nhấn mạnh.

Các tác giả lưu ý rằng báo cáo của họ có mục đích quan trọng hơn cả là nhấn mạnh sự cần thiết phải có hành động bảo tồn, cũng như cải thiện giám sát và xu hướng dân số và phân tích phân phối trong tương lai.

Báo Dân Trí
Đăng ngày 14/08/2019
Minh Long
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:50 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 10:50 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 10:50 19/04/2024

Thực hư ăn Nuốc Huế có an toàn cho sức khỏe?

Con nuốc là một loại nhuyễn thể thân mềm, có hình dạng giống như chiếc ô hoặc chiếc chuông. Chúng thường sống ở vùng nước lợ hoặc nước mặn ven biển. Nuốc được nhiều người ưa chuộng bởi hương vị dai giòn, thanh mát và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon,...

Con nuốc Huế
• 10:50 19/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 10:50 19/04/2024