Cải tiến kỹ thuật chế biến cá

Theo một nghiên cứu mới, ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản Brazil cần phải khẩn cấp cải tiến các phương pháp dùng để giết mổ cá.

Chế biến cá
Brazil tiến hành cải tiến kỹ thuật chế biến cá. Ảnh: The Arctic

Tiến hành cuộc khảo sát 

Tác giả của nghiên cứu này giải thích rằng, giết mổ được coi là một vấn đề quan trọng tác động đến phúc lợi của cá. Đối với một phương pháp giết mổ được coi là nhân đạo, hiệu quả gây mê kéo dài cho đến khi chết, giống như giảm đau trong tất cả các quy trình là một điều cần thiết. Mục tiêu của họ là điều tra các kỹ thuật giết mổ cá hiện tại ở Brazil 

Brazil đã sản xuất gần 800.000 tấn cá nuôi - chủ yếu là cá rô phi vào năm 2019, quốc gia này được nhiều người đánh giá là có tiềm năng rất lớn để tăng sản lượng nuôi trồng do có quy mô lớn và sở hữu nguồn nước ngọt phong phú. Tuy nhiên, cần phải làm điều gì đó để gia tăng phúc lợi của cá - đặc biệt là ở khâu giết mổ.  

Giết mổ cá

Brazil đã sản xuất gần 800.000 tấn cá nuôi vào năm 2019. Ảnh: Alhariri group

Sự gia tăng quy mô của ngành dự kiến sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội, việc không có các quy định về vấn đề nhân đạo trong giết mổ cá dường như liên quan đến việc thiếu các quy trình gây mê tiêu chuẩn đối với nhiều loài. Dữ liệu về các phương pháp giết mổ không thể được tìm thấy trong tài liệu. Mục tiêu của công việc này là nghiên cứu các phương pháp gây choáng và cho cá nuôi ở các công ty Brazil, nhằm hỗ trợ cải thiện phúc lợi cho loài cá. 

Số liệu thu thập được 

Để làm được điều này, các nhà nghiên cứu đã gửi bảng câu hỏi đến 324 trang trại cá và 320 cơ sở chế biến cá. Trong số 62 công ty trả lời khảo sát, 39 (chín cơ sở giết mổ và 30 trang trại cá) phù hợp với tiêu chí - giết mổ tổng cộng 114.356 tấn cá mỗi năm và phát hiện ra rằng ướp lạnh trực tiếp là phương pháp gây choáng được sử dụng phổ biến nhất (82%), tiếp theo là nhiễm điện cực (18%). Các kỹ thuật giết mổ bao gồm tẩy trắng (38.5%) và chặt đầu (2.5%). Các công ty còn lại không có hành động bổ sung nào sau khi gây choáng cho cá, cho thấy cá chết do ngạt thở hoặc do được xử lý các bước bổ sung thêm.  

Phương pháp làm ngạt thở và ướp lạnh sống không được coi là nhân đạo, vì động vật vẫn còn ý thức và sẽ cảm thấy đau đớn. Kết quả cho thấy hầu hết các cơ sở không thực hiện giết mổ nhân đạo, nên bật nhu cầu cấp thiết về phát triển và thực thi các giám sát thường xuyên và quy chuẩn đối với vấn đề nhân đạo trong quy trình giết mổ. 

Ngừng cho cá ăn trước khi giết mổ

Các nhà nghiên cứu xem xét đến việc ngừng cho cá ăn trước khi giết mổ. Ảnh: Extension 

Các nhà nghiên cứu cũng xem xét đến việc ngừng cho cá ăn trước khi giết mổ, thường được sử dụng để giảm hoạt động trao đổi chất, do đó làm giảm mức độ NH3 và CO2 trong nước trong quá trình vận chuyển. Họ phát hiện ra rằng 29 trong số 39 công ty đã tuyên bố áp dụng phương pháp này trước khi giết mổ, dao động trong khoảng 10 đến 48 tiếng đồng hồ, với thời gian trung bình là 24 giờ lâu hơn nhiều so với lượng giờ cần thiết (13 giờ) để làm rỗng hệ thống dạ dày của loài cá. Các nhà khoa học cho biết, hậu quả của việc nhịn ăn kéo dài có thể dẫn đến căng thẳng, xảy ra tình trạng ăn thịt đồng loại gây xói mòn vây lưng, giảm sút cân nặng ảnh hưởng đến chất lượng cá. Do đó, thời gian nhịn ăn trước khi giết mổ sẽ tác động tiêu cực đến phúc lợi của cá theo cách phức tạp hơn nhiều so với việc hạn chế lượng thức ăn cho chúng. 

Bước giải quyết tiếp theo 

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các nghiên cứu về phúc lợi và các quy định đối với cá liên tiếp bị tụt hậu so với các quy định đối với động vật có vú và chim được nuôi, đặc biệt là rất ít thông tin liên quan đến các hoạt động giết mổ này, gây khó khăn cho việc điều tra. 

Chế biến cá

Cần tăng cường quản lý phúc lợi trong quá trình sống của cá trước khi chúng được sử dụng làm thức ăn cho người. Ảnh: Salmon Business 

Trên thực tế, tình hình được báo cáo ở Brazil có thể xảy ra tương tự ở nhiều quốc gia, điều này làm tăng thêm tính cấp thiết về vấn đề này trên toàn thế giới. Do đó, họ hy vọng rằng nghiên cứu trên sẽ giúp thúc đẩy các cuộc khảo sát được diễn ra và tăng cường các hành động quản lý, bằng cách chỉ ra mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến phúc lợi trong quá trình sống của cá trước khi chúng được sử dụng làm thức ăn cho người. 

Đăng ngày 27/09/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 07:48 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 07:48 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 07:48 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:48 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 07:48 16/11/2024
Some text some message..