Camera ghi cảnh thương lái trộm hàng tấn tôm

Nhờ camera an ninh, người dân mới biết các nhóm thương lái trộm hàng tấn tôm khi thu hoạch.

trộm tôm
Nhóm thương lái trộm hàng tấn tôm khi thu hoạch.

Người nuôi tôm khu vực các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng luôn cảnh giác khi thu hoạch tôm vì các thương lái hay giở đủ trò để qua mặt các chủ vuông tôm. Dù vậy, họ vẫn bị ăn gian, trộm cắp mà không hề hay biết.

Mới đây, từ hình ảnh camera an ninh, các nông dân mới biết hàng tấn tôm đã bị thương lái trộm khi cân tôm.

Mất hàng tấn tôm không rõ nguyên do

Sau nhiều tháng chăm sóc, ngày 27-3 vừa qua, thầy giáo Nguyễn Văn Nhanh ở xã Phong Lạc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) gọi thương lái vào thu hoạch các vuông tôm.

Từ số lượng con giống, tỉ lệ hao hụt, lượng thức ăn nuôi tôm hằng ngày, anh ước tính sản lượng tôm thu hoạch ít nhất là 6 tấn. Tuy nhiên, thương lái vét sạch các đầm chỉ thu hoạch được có 1,7 tấn tôm và anh không hiểu số tôm còn lại đi đâu.

Cùng cảnh ngộ, anh Hồ Văn Lực ở xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, Cà Mau cũng quên ăn, mất ngủ vì tôm bị bốc hơi hơn 4 tấn mà không hiểu nguyên do.

Anh Lực thu hoạch tôm cách đây nửa tháng. Trước khi thu hoạch, anh cho tôm ăn hết 300 kg thức ăn mỗi ngày. Theo kinh nghiệm và tính toán trên lượng thức ăn hằng ngày, anh ước tính lượng tôm trong các vuông tôm khi thu hoạch ít nhất phải là 11 tấn. Tuy nhiên, thương lái vào kéo hết đầm tôm chỉ được gần 7 tấn tôm thẻ.

Anh Lực cho hay: Lúc thu hoạch tôm, gia đình cẩn thận huy động gần 20 người nhà đến trông coi để đối phó với các trò ma mãnh của thương lái. Còn anh Nhanh cũng cho hay có gần 10 người trong gia đình tham gia giám sát vì nghe nói các thương lái có rất nhiều mánh lới, gian lận khi cân tôm nhưng không phát hiện được bất thường nào.

Anh Nhanh và anh Lực đã cố phân tích và tìm thông tin từ nhiều nơi, mong tìm được câu trả lời nhưng không có lời đáp. Khi tìm hiểu, hai anh biết có nhiều người cũng bị mất tôm y hệt mình, có người phải bỏ xứ vì khánh kiệt.


Nhóm thương lái trộm tôm của dân. (Ảnh cắt từ clip)


Nhóm thương lái chuẩn bị thùng nhựa để che chắn cho hành vi ăn trộm.


Kẻ trộm chuyển các giỏ tôm đến khu vực đồng phạm chờ sẵn.



Nhóm trộm kéo tôm lên bờ cho đồng phạm mang ra xe.

Lật mặt “trò mèo” của thương lái

Biết chắc là mình bị gian lận khi thu hoạch tôm nhưng không rõ ở đâu, khâu nào trong lúc thương lái vào mua tôm nên hai anh cố thu thập thông tin từ các chủ vuông tôm. Mới đây, nhiều chủ vuông tôm lan truyền tin đồn một chủ vuông tôm ở huyện Đầm Dơi có chứng cứ thương lái trộm tôm nên hai anh tìm đến.

Theo người tặng clip cho hai anh, camera an ninh để trông chừng vuông tôm vô tình ghi được cảnh các thương lái ăn trộm khi mua tôm của anh.

Anh này cho hay: Các thương lái biết chủ vuông tôm chú ý khâu cân, đếm khi mua tôm nên cử người vờ phụ cân, ghi chép khiến chủ đầm tập trung cảnh giác tại khu vực cân tôm. Ở một góc khác, họ kéo trộm từng giỏ tôm từ 30 kg đến 50 kg mà chủ vuông tôm không hề hay biết.

Theo camera, khi mua tôm, các thương lái cho người canh chừng và đánh lạc hướng sự quan tâm toàn bộ người phía chủ ao tôm. Mặt khác, họ bố trí các thùng phuy, cho người đứng che khu vực họ sẽ thực hiện việc trộm tôm. “Khi được các clip tôi mới hiểu vì sao lúc thu hoạch tôm có hai cô gái cầm dù cứ nghiêng qua nghiêng lại để che chắn cho đồng bọn trộm tôm” - anh Lực nói.

Còn anh Nhanh thì kể: Lúc thu hoạch và cân tôm, họ làm lung tung lên, khi xin thuốc lá, lúc xin mì gói, vờ cự lộn nhau. Một nhóm khác rủ rê người của chúng tôi ngồi nhậu, cho người gọi điện thoại để làm giảm sự chú ý của chủ đầm… “Bây giờ thì tôi mới hiểu toàn bộ hành động phiền hà đó là cố ý để thực hiện việc trộm tôm” - anh Nhanh bức xúc nói.

Anh Nhanh, anh Lực đã báo công an tình trạng mất tôm tấn của mình, còn chủ ao tôm có clip ghi cảnh thương lái trộm tôm của mình cũng đã tố giác đến công an và chờ kết quả.

Trộm 8 giỏ tôm khoảng 300 kg trong vòng 3 phút
Clip do camera trên cột điện quay vào ngày 7-5, ghi cảnh các thương lái trộm tôm đã được chủ vuông tôm giao nộp cho công an.
Theo clip, có rất đông người của thương lái đến vuông tôm phụ giúp kéo, vận chuyển tôm lên bờ để cân. Một vài người của thương lái lội dưới ao vờ dọn dẹp quạt nước, dây thổi ôxy, các vật dụng khác nhưng thực chất là chuyển ngầm những giỏ tôm đã kéo được đến một góc khuất tầm nhìn của chủ. Họ dùng dây buộc giỏ rồi hai người trên bờ ao kéo lên, bỏ trộn vào những giỏ tôm đã cân xong rồi chuyển ra xe tải.
Clip thể hiện có những lúc chỉ 3 phút họ trộm được tám giỏ tôm, mỗi giỏ 30-40 kg.
Anh Nhanh và anh Lực đã cố phân tích và tìm thông tin từ nhiều nơi, mong tìm được câu trả lời nhưng không có lời đáp. Khi tìm hiểu, hai anh biết có nhiều người cũng bị mất tôm y hệt mình, có người phải bỏ xứ vì khánh kiệt.
Pháp Luật TP.HCM
Đăng ngày 28/05/2020
Trần Vũ
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 05:54 24/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 05:54 24/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 05:54 24/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 05:54 24/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 05:54 24/11/2024
Some text some message..