Cần kiểm soát chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản toàn diện hơn

Thuốc thú y, thức ăn, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản là những loại vật tư quan trọng quyết định hiệu quả của vụ nuôi thủy sản. Tuy nhiên, cho đến nay các loại sản phẩm này trên thị trường rất nhập nhằng chất lượng và khó kiểm soát nên nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc chọn sản phẩm sử dụng hiệu quả. Để bảo vệ lợi ích của người nuôi trồng thủy sản thì chính bản thân nông dân phải là người tiêu dùng thông minh, quan trọng hơn cơ quan quản lý phải kiểm soát chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản toàn diện hơn.

sản phẩm thủy sản

Nhập nhằng chất lượng

Hiện nay, trên thị trường có hàng ngàn loại thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản nhưng chất lượng thì rất nhập nhằng, khó kiểm soát.

Ông Nguyễn Văn Tâm, nông dân nuôi cá bè hơn 10 năm kinh nghiệm ở xã Thới Sơn, Tp Mỹ Tho (Tiền Giang) cho biết, do thức ăn thủy sản chiếm đến 80% chi phí nuôi cá và yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả của vụ nuôi nên người nuôi thủy sản thường chỉ chọn thức ăn của những công ty có thương hiệu trên thị trường để sử dụng. Tuy nhiên, việc mua nhằm những lô thức ăn kém chất lượng vẫn thường xảy ra với những biểu hiện như cá chậm lớn, sức đề kháng với bệnh kém, và mỗi lần như vậy người nuôi cá phải chuyển sang sử dụng loại thức ăn khác.

Theo ông Tâm, đa phần những loại thức ăn được bán trên thị trường đều công bố hàm lượng đạm rất cao, theo tiêu chuẩn cho phép. Người nuôi chỉ tin tưởng vào hệ số công bố ghi trên bao bì để mua, còn thực sự chất lượng bên trong người nuôi không thể tự kiểm tra được. Hiện nay trên thị trường có hai loại đạm là đạm thô và đạm chuyển hóa thường được các nhà sản xuất thức ăn thủy sản nhập nhằng để đánh lừa nhà quản lý và cả người nuôi. Vì đạm thô là loại không chuyển hóa thành nguồn dinh dưỡng cho cá, tôm mà chỉ ăn vào rồi thải ra ngoài nên không làm tăng trọng. Trong khi đó loại đạm này khi ngành chức năng kiểm tra qua máy móc đều đạt theo tiêu chuẩn cho phép.

Ông Lê Văn Hoàng, nông dân nuôi cá bè ở xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết, hiện nay chi phí nuôi cá điêu hồng trên bè nằm ở mức 32.000-33.000 đồng/kg, tăng 2.000 - 3.000 đồng/kg so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu do giá thức ăn thủy sản tăng cao nhưng chất lượng giảm khiến hệ số thức ăn (FCR) nuôi cá hiện nay lên tới 2,1 (cần 2,1 kg thức ăn tạo ra 1 kg cá), trong khi trước đây FCR chỉ 1,7 - 1,8. Còn theo ông Lê Văn Hồng, nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng ở xã Phước Trung, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang), những năm gần đây tôm nuôi rất chậm lớn, một phần do chất lượng giống không tốt nhưng nguyên nhân quan trọng là do chất lượng thức ăn giảm. Nếu như trước đây, hệ số thức ăn FCR nuôi tôm thẻ chân trắng chỉ khoảng 1,1 thì nay đã tăng lên 1,3 - 1,5, còn FCR tôm sú cũng từ 1,7 - 1,8 tăng lên 2,0.

Ông Lê Văn Lân, nông dân nuôi tôm ở xã Tân Thạnh, huyện Tân Phú Đông (Tiền Giang) cho biết, hiện nay thị trường thuốc thú y, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi tôm có rất nhiều loại sản phẩm có tên na ná nhau của hàng chục công ty. Sản phẩm nào cũng có công dụng đa năng giống như “thuốc tiên” được quảng cáo rầm rộ với nhiều giá tiền khác nhau. Do đó, nông dân nuôi tôm không biết sản phẩm nào thật sản phẩm nào giả, chất lượng ra sao mà chọn lựa nên chỉ còn trồng chờ vào sự giới thiệu của đại lý. Chỉ khi nào sản phẩm mua về sử dụng thấy không đạt hiệu quả mới biết là sản phẩm kém chất lượng và chỉ biết mua sản phẩm khác về sử dụng tiếp.

Một đại lý bán thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi tôm ở huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) tiết lộ: Nhiều doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường chiết khấu cho đại lý hơn 35%, cộng thêm khuyến mãi mua 3 tặng 1 hay mua 5 tặng 2; tính ra có công ty chiết khấu cho đại lý gần 55% giá bán sản phẩm, chưa tính đến chi phí nguyên liệu, nhà xưởng, nhân viên, quảng cáo… thì chất lượng nằm ở đâu?! Còn theo cơ quan thanh tra thủy sản, đối với các loại chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản, hiện nay có khoảng trên 70% sản phẩm trên thị trường không đạt chất lượng, thậm chí có sản phẩm kiểm tra âm tính đối với một chỉ tiêu vi khuẩn có lợi được công bố trên bao bì sản phẩm.

Ngoài việc thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản được bán tràn lan tại các đại lý với chất lượng khó kiểm soát thì hiện nay còn có tình trạng thuốc thú y, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường nuôi thủy sản không bán qua đại lý mà được những người tự xưng là nhân viên công ty xuống điều trị và bán thuốc trực tiếp cho ao nuôi cá tra của bà con nông. Thử rà soát các sản phẩm này không khó nhận biết tất cả các sản phẩm này đều không nằm trong danh mục sản phẩm được phép lưu hành của Bộ Nông nghiệp và PTNT, thậm chí có sản phẩm có nhãn hàng hóa nhưng “quên” ghi địa chỉ, hay có địa chỉ, số điện thoại nhưng không liên lạc được.

Cần quản lý toàn diện

Trước tình trạng nhập nhằng chất lượng thức ăn thủy sản, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản, công tác thanh kiểm tra đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y quyết liệt chỉ đạo thực hiện và cơ quan chức năng địa phương cũng đã tăng cường công tác thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh các sản phẩm này. Tuy nhiên, công tác thanh kiểm tra còn gặp nhiều khó khăn khi hầu hết các cơ sở đều “có chiêu” để đối phó với đoàn thanh kiểm tra. Theo quy định đoàn thanh kiểm tra phải thông báo trước cho cơ sở khi tiến hành thanh kiểm tra nên những hành vi vi phạm được doanh nghiệp xử lý trước, hay dùng chiêu treo thông báo nghỉ bán, đóng cửa… Ngoài ra, hiên nay mức xử phạt các trường hợp vi phạm chất lượng, hàng giả, sản phẩm không nằm trong danh mục còn quá nhẹ so với lợi nhuận thu được từ việc kinh doanh các sản phẩm này nên chưa đủ sức răn đe.

Trước thực trạng khó kiểm soát chất lượng thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản như hiện nay, một chuyên gia ngành Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang khuyến cáo: Để bảo vệ lợi ích chính đáng của mình thì chính bản thân người nuôi trồng thủy sản phải là người tiêu dùng thông minh, phải lựa chọn những thương hiệu có uy tín, lâu năm; sản phẩm có nhãn mác rõ ràng, không ham rẻ, tin lời “đường mật” của các đại lý hay dùng hàng trôi nổi. Về gốc độ quản lý, để đảm bảo chất lượng vật tư nuôi trồng thủy sản, cơ quan chức năng ngoài việc tiến hành thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh lớn có giao thông thuận lợi mà cần phải tăng cường kiểm soát ở các cơ sở kinh doanh vùng sâu vùng xa, ở các vùng nuôi, các hộ dân nuôi trồng thủy sản nhằm hạn chế tình trạng các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm kém chất lượng tìm cách tuồn hàng bán trực tiếp cho nông dân với giá rẻ. Thực tế tình trạng này vẫn đang xảy ra và nông dân là đối tượng luôn bị thiệt thòi.

Về trách nhiệm quản lý chất lượng vật tư đầu vào nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản cũng đã thừa nhận: Thời gian qua, Tổng cục Thủy sản đã phối hợp với các Sở Nông nghiệp và PTNT tích cực triển khai công tác quản lý chất lượng vật tư đầu vào nuôi thủy sản. Kết quả triển khai đã làm thay đổi nhận thức của người nuôi, cơ sở sản xuất kinh doanh và tạo được sự đồng tình của dư luận xã hội. Tuy nhiên tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng vật tư thủy sản trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ vẫn diễn ra phức tạp, đặc biệt là các tỉnh nuôi trọng điểm miền Nam. Để xảy ra tình trạng trên một phần là do công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành chưa được chú trọng, công tác xử lý vi phạm hành chính chưa kịp thời, chưa truy xuất đến cùng nguồn gốc sản phẩm vi phạm và xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện.

Để đẩy mạnh công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn, chế phẩm sinh học, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và PTNT các địa phương tập trung triển khai kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2015 đã được phê duyệt; thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất, tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý cải tạo môi trường. Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về chất lượng vật tư dùng trong nuôi trồng thủy sản, trong đó chú trọng truy xuất nguồn gốc, xử lý tận gốc các lô hàng, sản phẩm không đảm bảo chất lượng, vi phạm các lỗi như ghi nhãn sai thành phần và công dụng so với danh mục được phép lưu hành; Kiến nghị cơ quan quản lý có thẩm quyền thu hồi giấy phép lưu hành, đăng ký kinh doanh của các tổ chức tái phạm…

Theo Tổng cục Thủy sản, trên thị trường hiện có khoảng 5.000 sản phẩm thức ăn hỗn hợp, 3.000 sản phẩm thức ăn bổ sung và khoảng 3.000 chế phẩm xử lý môi trường đang lưu hành.

Tiền Giang, 27/09/2015
Đăng ngày 28/09/2015
Thành Công
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 17:13 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 17:13 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 17:13 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 17:13 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 17:13 20/04/2024