Cần liên kết để nghề nuôi nghêu phát triển bền vững

Những năm gần đây, nghề nuôi nghêu ở Trà Vinh thường gặp cảnh “được mùa, mất giá”, thậm chí bị “bí” đầu ra… do chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp, HTX để đảm bảo phát triển bền vững.

thu hoạch nghêu
Thu hoạch nghêu tại Trà Vinh. Ảnh: Nguyễn Đạt

Chưa quy hoạch nghề nuôi

Ông Phạm Minh Truyền, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Trà Vinh, cho biết theo kết quả khảo sát, đánh giá của Viện Hải dương học Nha Trang, toàn bộ diện tích hơn 15.000 ha đất cồn và bãi bồi ven biển của tỉnh này rất thích hợp để phát triển nghề nuôi nghêu.

Tuy nhiên, do công tác quy hoạch chưa cụ thể nên đến nay, toàn tỉnh chỉ mới giao khoán cho các xã Đông Hải, Trường Long Hòa (H.Duyên Hải), Long Hòa (H.Châu Thành), Mỹ Long Nam (H.Cầu Ngang) để thành lập 6 hợp tác xã (HTX) và 1 tổ hợp tác nuôi nghêu trên diện tích khoảng 3.500 ha, với tổng số xã viên trên 2.000 người; sản lượng nghêu thương phẩm khoảng 4.000 tấn/năm, doanh thu từ 90 - 100 tỉ đồng.

Năm 2006, để giúp những hộ nghèo không có đất nuôi trồng thủy sản, UBND xã Long Hòa vận động một số hộ khá, giàu thành lập HTX nuôi nghêu Tiến Thành và giao 300 ha đất bãi bồi để sản xuất. Điều kiện ràng buộc với Ban quản lý HTX là chỉ vận động hộ nghèo tham gia. Tuy được tạo điều kiện thuận lợi, nhưng vài năm đầu chỉ có hơn 60 hộ nghèo tại địa phương vào HTX; số còn lại do sợ “đem tiền bỏ biển”, nuôi nghêu không hiệu quả rồi mang nợ nên chần chừ chưa chịu vào. Nhờ bãi nuôi mới, môi trường nước tốt và ổn định nên mấy vụ nghêu đầu đều thắng lớn, lợi nhuận ít nhất 1 đồng vốn - 2 đồng lời, nên đến nay số xã viên của HTX nuôi nghêu Tiến Thành đã tăng lên 350 người, cao gấp gần 6 lần so với lúc mới thành lập.

Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Văn Hoàng, Phó giám đốc HTX nuôi nghêu Tiến Thành, trong 3 năm nay, lợi nhuận của HTX liên tục giảm, 1 đồng vốn chỉ còn 1 đồng lời. Nguyên nhân do đầu ra của nghêu thương phẩm rất bấp bênh, đến mùa thu hoạch thường bị thương lái “hè” nhau ép giá. Điển hình như vụ nghêu 2015 - 2016, sản lượng nghêu của HTX ước đạt hơn 600 tấn, nhưng sau 4 tháng kể từ ngày vào vụ thu hoạch, hiện mới chỉ bán được hơn 200 tấn. Giá bán cũng chỉ còn 17.000 đồng/kg, thấp hơn vụ trước 4.000 đồng/kg.

Liên kết để phát triển bền vững

Ông Nguyễn Văn Sánh, Giám đốc HTX nuôi nghêu Đồng Tiến (xã Mỹ Long Nam), cho biết thêm năm nay sản lượng nghêu của HTX ước thu hoạch hơn 400 tấn. Giá nghêu thấp là xã viên đã chịu thất thu, vậy mà vẫn không có thương lái nào chịu ký kết hợp đồng thu mua hết sản phẩm. Với tình trạng đầu ra không ổn định thế này, vụ nghêu mới HTX không dám mở rộng diện tích bãi và tăng sản lượng nghêu giống nuôi để tăng thu nhập cho xã viên.

Ông Phạm Minh Truyền cho biết theo chỉ đạo của UBND tỉnh Trà Vinh, ngành nông nghiệp tỉnh đang tiến hành quy hoạch chi tiết, khảo sát đánh giá để cơ cấu con giống nuôi thủy sản cho toàn bộ diện tích đất cồn và bãi bồi ven biển. Trong đó, hướng phát triển nghề nuôi nghêu đến năm 2020 là nâng diện tích thả nuôi khoảng 6.000 ha. Ngành nông nghiệp sẽ xây dựng quy trình nuôi theo hình thức thâm canh, xây dựng bãi nuôi dưỡng và khai thác nguồn nghêu giống… Chủ trương của tỉnh phát triển nghề nuôi nghêu vẫn là ưu tiên dành cho người nghèo sản xuất tập thể, thành lập các đội dân quân tự vệ để cộng đồng trách nhiệm giữ gìn sự bình yên cho vùng biển địa phương.

Chủ trương và định hướng cho nghề nuôi nghêu của tỉnh Trà Vinh vẫn là chuyện phía trước. Còn hiện tại, điều mà tất cả các tổ hợp tác, HTX nuôi nghêu trong tỉnh cần là sự hỗ trợ liên kết giữa Nhà nước, nhà doanh nghiệp và HTX. Trong đó, các ngành chức năng như: Sở Công thương, Liên minh HTX, Sở KH- CN, Sở NN- PTNT cần hỗ trợ hướng dẫn quy trình nuôi nghêu thâm canh theo hướng sản phẩm sạch, xây dựng thương hiệu nghêu Trà Vinh, kết nối doanh nghiệp hợp đồng thu mua sản phẩm cho các HTX. Có vậy, mới thực sự giúp được người nghèo ven biển ổn định, nâng cao đời sống khi tham gia vào HTX và giúp nghề nuôi nghêu phát triển bền vững.

Thanh Niên, 16/07/2016
Đăng ngày 16/07/2016
Nguyên Đạt
Nuôi trồng

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:49 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 10:10 24/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:50 24/12/2024

Những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP trên tôm

Bệnh vi bào tử trùng EHP là một trong những bệnh nguy hiểm đối với tôm nuôi, gây ra thiệt hại lớn cho ngành thủy sản. Bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe và tốc độ tăng trưởng của tôm mà còn gây khó khăn trong quản lý ao nuôi. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp về bệnh EHP và các giải pháp hiệu quả mà người nuôi tôm cần biết.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:03 23/12/2024

Tại sao Ấn Độ - Quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ 2 lại chú trọng quản lý điện trong ao tôm?

Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu tôm lớn thứ hai trên thế giới, chiếm tỷ trọng đáng kể trong chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu.

Ao nuôi tôm
• 15:41 26/12/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 15:41 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 15:41 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 15:41 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:41 26/12/2024
Some text some message..