Cần nhanh chóng tháo gỡ rào cản Ethoxyquin

Trước việc Nhật Bản tái áp dụng việc kiểm soát dư lượng Ethoxyquin ở mức 0,01 ppm đối với 100% lô tôm xuất khẩu từ Việt Nam, ngày 12/9, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám đã có buổi làm việc với Tổng cục Thủy sản, Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm và Kiểm định nuôi trồng thủy sản, VASEP, Cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (NAFIQAD) tìm cách tháo gỡ vấn đề này.

Nguyên liệu Ethoxyquin (Ảnh minh họa, nguồn internet)
Nguyên liệu Ethoxyquin (Ảnh minh họa, nguồn internet)

Rào cản từ Ethoxyquin

Theo VASEP, từ ngày 18/5, cơ quan thẩm quyền Nhật Bản đã quyết định kiểm tra 30% các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép là 0,01ppm (10ppb). Và trong tháng 8/2012, thị trường Nhật Bản đã phát hiện thêm 2 lô tôm xuất xứ từ Việt Nam nhiễm Ethoxyquin với hàm lượng từ 0,02 -  0,05 ppm. Do đó, ngày 31/8, Nhật Bản đã tái áp dụng việc kiểm soát dư lượng Ethoxyquin ở mức 0,01 ppm đối với 100% lô tôm xuất khẩu từ Việt Nam.
Sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật 8 tháng đầu năm 2012 đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái, nguy cơ mất thị trường nhập khẩu tôm hàng đầu của Việt Nam là rất lớn. Đồng thời, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam đang hoàn toàn ở thế bị động và không dám xuất hàng sang thị trường Nhật Bản.

Tìm cách tháo gỡ

Trao đổi tại buổi làm việc, bà Trần Bích Nga, Phó cục trưởng NAFIQAD cho rằng, trước khi tiếp tục có đoàn làm việc với phía Nhật, cần phải triển khai các biện pháp kiểm soát Ethoxyquin trong nước nhằm có cơ sở khi đàm phán. Đồng thời, cần phải kiểm soát và minh bạch thông tin đối với các loại nguyên liệu lẫn thức ăn chăn nuôi bằng cách quy định bắt buộc ghi nhãn đối với toàn bộ sản phẩm lưu hành tại Việt Nam.

Ông Trương Đình Hòe Tổng thư kýVASEP kiến nghị, bên cạnh việc khuyến cáo cho người chăn nuôi sử dụng thức ăn có hàm lượng Ethoxyquin thấp, áp dụng quy trình nuôi nhằm kiểm soát dư lượng Ethoxyquin như một số doanh nghiệp làm, về lâu dài cần phải quy định rõ hàm lượng cho phép của Ethoxyquin đối với thức ăn chăn nuôi cho tôm, mà theo đề xuất của VASEP là 0,5 ppm.

Thống nhất với ý kiến của các đại biểu, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám khẳng định, cùng với việc nghiên cứu sửa đổi Thông tư 66, Tổng cục Thủy sản phải tiếp tục thực hiện việc thí nghiệm và nghiên cứu nhằm xác định hàm lượng Ethoxyquin tối đa cho phép trên thức ăn chăn nuôi đối với tôm nuôi cho phù hợp nhằm kiểm soát dư lượng của tôm thành phẩm. Và yêu cầu Tổng cục Thủy sản rà soát lại toàn bộ danh mục thức ăn cho tôm trên thị trường, xác định loại nào thức ăn nào sử dụng Ethoxyquin, loại nào không sử dụng, đồng thời truy xuất được nguồn gốc tôm thành phẩm có dư lượng Ethoxyquin vượt ngưỡng cho phép để xác định “danh tính” thức ăn đã sử dụng. Theo đó, Tổng cục cũng sớm hoàn thành công tác này và có văn bản gửi Sở NN&PTNT các tỉnh đề nghị tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến cho nông dân sử dụng thức ăn phù hợp. Bộ NN&PTNT đã yêu cầu Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm và Kiểm định nuôi trồng thủy sản trực tiếp nghiên cứu và sớm đưa ra hoạt chất thay thế chất Ethoxyquin tối ưu nhất trong tháng 9 này và đến tháng 10 sẽ nghiên cứu và đưa ra ngưỡng Ethoxyquin trong thức ăn thủy sản phù hợp với thông lệ quốc tế mà vẫn đảm bảo được yêu cầu trong nước.

Ông Bùi Đức Quý, Giám đốc Trung tâm Khảo nghiệm, Kiểm nghiệm và Kiểm định nuôi trồng thủy sản cho biết, hiện, đã tìm ra 2 chất có chức năng tương tự Ethoxyquin là BHA (Butylated Hydroxyl Anisole) và BHT (Butylated Hydroxyl Toluence) để thay thế. Tuy nhiên, do giá đắt nên giá thành thức ăn tăng cao, việc có thay thế được ở Việt Nam hay không cần phải nghiên cứu thêm mới đưa ra kết luận cụ thể được. 

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 17/09/2012
Nguyên Chi
Chế biến

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Cách tăng cường hoạt tính của các Enzyme tiêu hóa

Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng và sức khỏe của tôm chính là hệ tiêu hóa. Các enzym tiêu hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Tuy nhiên, không phải lúc nào tôm cũng có đủ enzym tiêu hóa hoặc enzym tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Sau đây là một số cách tăng cường hoạt tính của các Enzym tiêu hóa cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:47 02/12/2024

Giải pháp giúp giảm hao hụt trong quá trình vận chuyển thủy sản xuất khẩu

Ngành thủy sản xuất khẩu đang đối mặt với thách thức lớn về việc duy trì chất lượng và độ tươi ngon của sản phẩm trong quá trình vận chuyển quốc tế. Đây là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến uy tín và giá trị kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam.

Thủy sản
• 05:47 02/12/2024

Vai trò của các thành phần ion đối với sự phát triển của tôm

Để vụ nuôi tôm được thành công thì việc quản lý chất lượng, môi trường nước ao nuôi là một trong những yếu tố chủ chốt không thể bỏ qua, ngoài những thông số chính thì các thành phần ion trong ao cũng đóng vai trò quan trọng không kém đối với sức khỏe và sự tăng trưởng của tôm.

Tôm thẻ
• 05:47 02/12/2024

Lợi ích và tác động của thực phẩm thủy sản đối với chế độ ăn kiêng hiện nay

Thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm ngon miệng mà còn là lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm một chế độ ăn kiêng lành mạnh. Với hàm lượng protein cao, ít calo và chứa nhiều omega-3, thủy sản đang ngày càng được ưa chuộng trong các chế độ ăn giảm cân và duy trì sức khỏe.

Thủy hải sản
• 05:47 02/12/2024

Khi mua men vi sinh cần quan tâm

Men vi sinh không chỉ là một sản phẩm hỗ trợ mà còn là yếu tố quyết định thành bại trong nuôi trồng thủy sản. Việc chọn lựa sản phẩm phù hợp có thể giúp người nuôi cải thiện môi trường ao, giảm nguy cơ dịch bệnh và nâng cao năng suất.

Ủ men vi sinh
• 05:47 02/12/2024
Some text some message..