Thẫn thờ đứng nhìn vuông tôm tiền tỷ trôi theo lũ

Trận lũ vừa qua trên địa bàn đã cuốn trôi hàng tỷ đồng của những người nuôi tôm ở xã Gio Việt (huyện Gio Linh, Quảng Trị) khiến nhiều người lâm cảnh mất trắng, lao đao.

ao tôm sau lũ
Ông Bình thất thần bên diện tích thủy sản của gia đình nuôi bấy lâu...đã bị trôi theo dòng lũ.

Mưa tầm tã nhiều ngày qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị làm nước sông dâng cao, nhiều nơi trên địa bàn bị ngập lụt, đi lại gặp khó khăn. Nhiều người dân nuôi tôm ở đây bị thiệt hại nặng nề.

Theo Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Trị, trên địa bàn có 12,65 ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại. Trong đó, huyện Gio Linh thiệt hại hơn 12 ha.

lũ miền Trung
Nhiều diện tích thủy sản bị nước lũ tràn vào gây thiệt hại nặng.

Tại xã Gio Việt (huyện Gio Linh) nước lũ tràn vào khiến nhiều hộ nuôi tôm bị mất trắng.

Ông Nguyễn Duy Bình (49 tuổi, trú tại thôn Hoàng Hà) cho biết, nước lên quá nhanh khiến ông không kịp trở tay.

Nhà ông bị ngập 3ha nuôi tôm sú, tôm thẻ, cua và cá. Trong đó, tôm, cua đã nuôi được 3 tháng, cá các loại đã được gia đình ông nuôi suốt nửa năm qua.

“Dự kiến cuối tháng này, nhà tôi sẽ thu hoạch tôm. Tôi đếm từng ngày, mong chờ đến ngày thu hoạch thì bị lụt cuốn trôi hết như thế này. Thiệt hại khoảng 400 triệu đồng”, ông Bình ngậm ngùi.

mùa lũ miền Trung
Thiệt hại ao tôm nhà ông Bình khoảng 400 triệu đồng.

Ông Lê Xuân Thọ (48 tuổi, trú tại thôn Hoàng Hà) cho biết, gia đình ông nuôi hơn 3,5ha tôm sú, tôm thẻ, cua và cá kình. Ước tính thiệt hại khoảng 500 triệu đồng.

“Năm 2020 nhà tôi cũng bị ngập, thiệt hại 500 triệu đồng. Năm nay, tôi cố gắng để làm lại từ đầu. Tôi mong chờ đến ngày thu hoạch để gỡ gạc đôi đồng trả tiền lãi. Nào ngờ, cũng gặp thiên tai bất lợi nên tình cảnh này tái diễn. Giờ đây, tôi trắng tay, không còn gì nữa. Gia đình tôi đang vay nợ ngân hàng số tiền trên 800 triệu đồng, tôi không biết phải làm sao”, ông Thọ chia sẻ.

Tại TP Đông Hà, nhiều nhà dân bị nước tràn vào, nhấn chìm nhiều đồ đạc. Hiện, chính quyền đang thống kê các thiệt hại sau mưa lũ.

VietNamNet
Đăng ngày 19/10/2021
Hương Lài
Môi trường

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Thời tiết nóng làm cho tảo bị sụp (tảo tàn)?

Khi mùa hè nắng nóng đổ bộ, không chỉ con người mà cả môi trường sống biển cũng chịu ảnh hưởng đáng kể.

Ao nuôi
• 10:16 04/04/2024

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 02:25 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 02:25 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:25 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 02:25 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:25 17/04/2024