Cẩn thận với sinh vật lạ ở biển Vũng Tàu

Gần đây, trên mạng có thông tin về một loại sinh vật có lông trông như con rết xuất hiện ở bãi biển Vũng Tàu gây dị ứng da cho người đi tắm biển khiến nhiều người lo sợ.

Đi biển mùa hè hãy cẩn thận với con quái vật dị dạng này
Rết biển hay còn gọi là giun biển

Tên của nó là sâu biển - hoặc rết biển - một trong những mối họa cần phải dè chừng trên các bãi biển hè này.

Theo GS.TS Nguyễn Lân Dũng (Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội), rết biển thực chất là giun biển hay còn gọi là chuột biển. Đây là loài giun nhiều tơ thuộc họ Rươi, ngành Giun đốt, thuộc giới Động vật không xương sống.

Hai bên thân giun biển nhiều tơ có các chân phụ kiểu "chân bên". Mỗi chân bên đều có các thùy bụng, thùy lưng và thùy giữa và các xúc tu. Trên các thùy này có các bó lông Ki-tin làm nhiệm vụ bơi. Có lông dạng bơi chèo, lông bảo vệ với nhiều gai sắc nhọn... Các xúc tu lưng và bụng còn làm nhiệm vụ như một cơ quan cảm giác hóa học và cơ học.


Ảnh: dnatheist Fireworm

Rết biển có lưng đen, bụng trắng, phủ đầy gai lông, kèm theo cách di chuyển nửa giống sâu, nửa giống đỉa. Và đừng nghĩ những sợi lông của chúng là để cho vui: chúng có chứa độc, và cơ chế gây độc của chúng giống như loài sâu róm trên cạn vậy. Theo Wikipedia, giun biển hay rê biển có tên khoa học gọi chung là Amphinomidae. Trong nhóm Amphinomidae, loài được biết đến nhiều nhất là giun lửa, có thể gây ra đau đớn nếu chẳng may chạm vào chúng vì cơ thể bao phủ lượng độc tố mạnh, gây viêm da, ngứa ngáy.

Thành phần độc tố trong rết biển có tính chất gây dị ứng. Khi chạm phải, chúng sẽ gây mẩn ngứa, sưng tấy kéo dài, cực kỳ khó chịu. Dù chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong vì rết biển, nhưng nếu vô tình chạm phải cả một bầy khi đang bơi thì quả thực là bi kịch.

Đáng buồn hơn, bạn sẽ không có cách nào trị lành ngay lập tức khi trúng độc từ sâu biển. Cách duy nhất là rửa thật nhanh bằng nước sạch, đồng thời hạn chế gãi, tránh độc lọt vào sâu hơn.

Đây là một loài có hại, không chỉ cho du khách mà còn với ngư dân địa phương. Có thời điểm, lưới kéo lên chứa nhiều sâu đến mức phải bỏ mẻ cá mà bỏ chạy.

Hơn nữa, dù thân hình chỉ dài 10 - 15cm, nhưng loài sâu này có miệng rất to, kèm khả năng nuốt thức ăn lớn hơn cả khối lượng cơ thể. Vậy nên, các hộ dân nuôi thủy sản ven bờ cũng không thoát khỏi sự xâm lăng của chúng.

Theo giới khoa học ghi nhận, kích thước tối đa của loài vật này có thể lên tới 30cm. Chúng thường sống ở vùng nước sâu, nhưng đôi khi vẫn xâm nhập vào vùng nước ven bờ, gây hại cho con người.

Theo Helino
Đăng ngày 01/06/2018
KHPT
Sinh học

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Sứa mặt trăng chứa đựng nhiều tiềm năng cần được khám phá

Sứa mặt trăng được biết đến là loài sứa có khả năng tự chữa lành vết thương, mọc lại phần phụ bị đứt, tái sinh, đảo ngược quá trình lão hoá. Những năng lực kỳ lạ này trực tiếp giúp chúng sinh tồn hiệu quả, tuy nhiên những năng lực này vẫn chưa được khai thác và áp dụng chúng vào các nhu cầu của con người, đặt biệt là tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư.

Sứa mặt trăng
• 10:02 07/07/2023

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 03:18 27/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 03:18 27/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 03:18 27/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 03:18 27/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 03:18 27/04/2024