Cần tháo gỡ “rào cản Ethoxyquin” cho xuất khẩu tôm

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là do “rào cản Ethoxyquin”.

rào cản ethoxyquin
Ảnh minh họa

Sau 6 năm, từ 2006 đến 2011 giá trị xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng trưởng liên tiếp, nhưng đến năm 2012 đã giảm mạnh tại 3 thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản, Mỹ và châu Âu. Đặc biệt, tháng 1 vừa qua, Nhật Bản đã rơi xuống vị trí thứ 2 trong số các thị trường nhập khẩu tôm của Việt Nam. Tháng 1, xuất khẩu tôm Việt Nam sang Nhật Bản giảm tới 28% về giá trị so với tháng 12 ngoái.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm xuất khẩu tôm của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản là do “rào cản Ethoxyquin”. Từ tháng 5/2012, xuất khẩu tôm Việt Nam bắt đầu gặp khó khi 30% số lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam vào thị trường Nhật Bản bị kiểm tra chất Ethoxyquin với mức giới hạn cho phép (MRL) là 0,01 ppm. Đáng lưu ý là đến cuối tháng 8/2012, phía cơ quan chức năng của Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra chất Ethoxyquin trong toàn bộ số lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Để bảo vệ uy tín sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường Nhật và tránh gây thiệt hại cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã có nhiều văn bản kiến nghị Bộ Nông nghiệp-Phát triển nông thôn và các đơn vị liên quan, đề nghị có biện pháp khẩn cấp ngăn ngừa chất Ethoxyquin trong nuôi tôm; đồng thời đề nghị cơ quan thẩm quyền Nhật Bản áp dụng mức dư lượng Ethoxyquin tối đa cho phép là 1ppm trong sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam.

Mặc dù cơ quan quản lý nhà nước đã “vào cuộc” giải quyết vấn đề “rào cản Ethoxyquin” tại thị trường Nhật Bản. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã gửi Công hàm tới Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đề nghị nâng mức kiểm soát dư lượng Ethoxyquin trong sản phẩm tôm nhập khẩu từ Việt Nam từ 0,01 ppm lên 1 ppm như đã áp dụng cho sản phẩm cá nhập khẩu. Cùng với đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm đã nỗ lực cải thiện chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật Bản vẫn chưa có dấu hiệu khả quan.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam cho biết: “Theo chúng tôi biết, phía Nhật Bản cũng đã tiến hành đánh giá rủi ro cũng như đang xem xét để đưa ra mức dư lượng tối đa cho phép đối với hàm lượng Ethoxyquin trong sản phẩm tôm. Hy vọng chỉ số này được cải thiện, bởi vì so với sản phẩm cá nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản, chỉ tiêu áp dụng đối với sản phẩm tôm là quá thấp và không thể áp dụng cho sản phẩm tôm được. Đồng thời, hy vọng phía Nhật Bản có thể quyết định điều chỉnh sớm về chỉ tiêu hàm lượng Ethoxyquin trong sản phẩm tôm, như vậy sẽ giúp cho các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam vượt qua rào cản hiện nay rất khó khăn”./.

Hữu Tiến/VOV – Trung tâm tin
Đăng ngày 28/02/2013
Kinh tế

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 09:34 20/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 17:25 20/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 17:25 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 17:25 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 17:25 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 17:25 20/11/2024
Some text some message..