“Cần tôm cá, cần thép nhưng có cần Formosa đến 70 năm?”

Hôm nay, 29-7, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm và những giải pháp trong những tháng còn lại của năm.

quoc hoi thao luan
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế- xã hội.

Nhiều ý kiến đại biểu đều lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường biển miền Trung và do Formosa gây ra. Đại biểu Trần Công Thuật (Quảng Bình) cho biết, bà con cử tri đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước và xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong sự cố môi trường vừa qua, coi đây là bài học lớn, sâu sắc trong thu hút đầu tư, ứng phó với thảm họa môi trường, thiên tai, trong phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.

“Các báo cáo của Quốc hội, Chính phủ đã đề cập đến sự cố. Tuy nhiên, nhân dân và cử tri Quảng Bình cho rằng ảnh hưởng sự cố môi trường biển do Formosa gây ra là rất nặng nề, hết sức nghiêm trọng, nó kéo lùi sự phát triển của tỉnh Quảng Bình, cả về kinh tế,  xã hội, an ninh trật tự, gây mất ổn định và làm giảm lòng tin của nhân dân” – Đại biểu nói.

Ông Trần Công Thuật cũng cho biết, trong suốt 4 tháng qua, sự cố môi trường đã làm cho kinh tế Quảng Bình điêu đứng, lòng dân không yên, bà con Quảng Bình rất bức xúc, phẫn nộ, lên án hành động hủy hoại môi trường biển của Formosa.

“Liên tiếp trong thời gian gần đây, phát hiện thêm nhiều sai phạm của Formosa là chôn lấp chất thải bừa bãi ở một số xã trái phép, với mức độ nguy hại hơn. Cần sớm xử lý một cách kiên quyết với các hành vi này. Nhân dân và cử tri Quảng Bình mong muốn các cơ quan chức năng khẩn trương, sớm trả lời khi nào thì đánh cá gần bờ được, khi nào ăn cá, hải sản được, khi nào môi trường biển an toàn được. Chúng ta cần tôm cá, cần thép nhưng có cần Formosa đến 70 năm không, một quả bom môi trường nằm sát kề ai cũng lo lắng” – đại biểu Thuật nhấn mạnh.

Thảo luận về những giải pháp cũng như quyết tâm của Chính phủ trong thời gian qua, ĐB Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) cho rằng, bức tranh kinh tế năm 2015, với con số tăng trưởng 6,68% cho thấy nền kinh tế đang phục hồi và thắp lên những hy vọng về một chu kỳ tăng trưởng mới. Tuy nhiên, nếu suy ngẫm về những số liệu mới được công bố và đặc biệt, qua những chỉ số phát triển của cộng đồng doanh nghiệp, lại cho thấy nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa ra khỏi được giai đoạn khó khăn, sự phục hồi bước đầu của nền kinh tế năm 2015 là không bền vững, bởi lẽ vẫn phải dựa trên việc tăng sản lượng của một số ngành khai thác tài nguyên.

Đặt ra câu hỏi: “Tại sao trong suốt 5 năm qua, kể từ năm 2011, chúng ta đã chưa thoát ra khỏi được tình trạng trì trệ và phục hồi rất chậm?”, ông Lộc cho rằng, có những nguyên nhân khách quan, có nguyên nhân chủ quan, nhưng vấn đề là ở chỗ, chúng ta chưa giải quyết được một cách thực chất những vấn đề lớn của nền kinh tế còn tồn đọng.

“Việc cắt giảm biên chế và chi tiêu chính phủ chưa có chuyển biến đáng kể. Tình trạng thâm hụt ngân sách cao vẫn tiếp diễn, thậm chí còn vượt quá mức 5% theo dự toán mà Quốc hội thông qua. Nợ công vẫn tiếp tục gia tăng và có khả năng vượt trần ngay trong năm nay. Nợ xấu mới chỉ được chuyển sang cho VAMC chứ chưa được mua-bán, sang tên đổi chủ bằng tiền tươi thóc thật. Con số tăng trưởng tín dụng có lẽ cũng không thực chất, khi chưa làm rõ được bao nhiêu phần trăm là do các ngân hàng thương mại đảo nợ, bao nhiêu phần trăm là do các ngân hàng thương mại mua trái phiếu chính phủ. Bởi vậy, mặc dù tín dụng tăng trưởng cao, nhưng các doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn và vẫn phải trả mức lãi suất cao hơn nhiều so với lạm phát” – ông Lộc cho biết.

Báo cáo về tình hình kinh tế- xã hội trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong 6 tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,35%, tín dụng tăng 8,16%, tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định, dự trữ ngoại tệ đạt mức cao nhất từ trước đến nay, xuất siêu 1,54 tỷ USD, thu NSNN tăng 6,1%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,7%, vốn FDI đăng ký đạt 11,3 tỷ USD, vốn thực hiện tăng 15,1%; vốn ODA ký kết mới tăng 61%.

Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng thẳng thắn đưa ra những khó khăn, thách thức. Đó là nợ công cao, áp lực trả nợ lớn. Đến cuối năm 2015, nợ công bằng 62,2% GDP; nợ Chính phủ 50,3% (vượt trần quy định là 50%); nợ nước ngoài của quốc gia 43,1%.

“Trường hợp tăng trưởng năm 2016 không đạt mục tiêu đề ra thì các tỷ lệ này sẽ còn cao hơn. Nghĩa vụ chi trả nợ lãi trực tiếp năm 2015 bằng khoảng 8,4% tổng thu NSNN (nếu tính cả trả nợ gốc thì bằng trên 26%). Chi trả nợ giai đoạn 2011 - 2015 gấp 1,86 lần giai đoạn 2006 - 2010. Dự báo chi trả nợ sẽ tiếp tục tăng cao hơn trong các năm 2016, 2017 và 2018” – Thủ tướng cho biết.

Chính vì vậy, khi đề nghị các giải pháp trong thời gian tới, ý kiến các ĐB đều đề nghị tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tháo gỡ khó khăn vướng mắc, xóa bỏ cơ chế xin cho, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Sáng 29-7, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2014. Theo Nghị quyết, tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 1.130.609 tỷ đồng (bao gồm cả nguồn năm 2013 chuyển sang năm 2014, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2013, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước). Tổng số chi cân đối ngân sách nhà nước là 1.339.489 tỷ đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2014 sang năm 2015). Bội chi ngân sách nhà nước là 249.362 tỷ đồng, bằng 6,33% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địa phương).

Báo Hải Quan, 29/07/2016
Đăng ngày 30/07/2016
Hồ Huệ
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 02:48 15/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 02:48 15/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 02:48 15/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 02:48 15/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 02:48 15/06/2025
Some text some message..