Cần xử lý dứt điểm lồng bè phát sinh ngoài quy hoạch

Thời gian qua, số lượng lồng bè nuôi thủy sản ở TX Sông Cầu phát sinh gần 3-4 lần so với quy hoạch, làm phá vỡ quy hoạch vùng nuôi, dẫn đến nhiều hệ lụy đó là ô nhiễm vùng nuôi, dịch bệnh xảy ra tràn lan trên thủy sản nuôi, làm thiệt hại lớn cho người nuôi thủy sản. Mặc dù tỉnh đã nhiều lần chỉ đạo chấn chỉnh nhưng đến nay công tác quy hoạch cũng còn chậm, việc giao mặt nước nuôi trồng thủy sản vẫn chưa xong…

Cần xử lý dứt điểm lồng bè phát sinh ngoài quy hoạch
Nuôi thủy sản ở vịnh Xuân Đài (TX Sông Cầu) - Ảnh: ANH NGỌC

Nhiều lồng bè phát sinh ngoài quy hoạch

Theo UBND TX Sông Cầu, hiện trên địa bàn thị xã có khoảng 3.800 hộ tham gia nuôi thủy sản mặt nước biển với hơn 1.920 bè, chủ yếu ở hai vùng nuôi vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông thuộc các xã, phường Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Yên, Xuân Phương, Xuân Cảnh và Xuân Thịnh. Đến nay, 100% người nuôi đã kê khai và đăng ký, theo đó hiện có khoảng 25.750 lồng tôm hùm ươm, 55.315 lồng tôm hùm nuôi thương phẩm và đã thu hoạch hơn 30.585 lồng tôm hùm thịt với sản lượng khoảng 1.200 tấn.

TX Sông Cầu đang phối hợp với Trường đại học Nha Trang thực hiện dự án cắm mốc, thả phao bù trên 6 phân vùng mặt nước nuôi trồng thủy sản của thị xã. Theo đó, tổng số phao bù được thả trên diện tích khoảng 1.000ha mặt nước với 196 phao, dự kiến hoàn thành trong quý IV/2018.

Ông Nguyễn Thái Hải Anh, Phó Phòng Kinh tế TX Sông Cầu, cho biết: Đối với hai vùng nuôi thuộc phường Xuân Yên và Xuân Đài, đến nay đã hoàn thành việc thẩm định, phê duyệt phương án sắp xếp, giao mặt nước tạm thời để nuôi trồng thủy sản lồng bè và đang triển khai sắp xếp, giao (cho thuê) mặt nước cho các hộ dân đủ điều kiện, dự kiến sẽ hoàn thành trong quý IV/2018. Bốn vùng nuôi còn lại gồm các xã, phường Xuân Thành, Xuân Phương, Xuân Cảnh và Xuân Thịnh sẽ phê duyệt phương án trong tháng 12/2018 và triển khai giao mặt nước trong phân vùng cho các hộ đủ điều kiện từ quý I/2019.

Theo UBND TX Sông Cầu, thời gian qua, địa phương chưa kiểm soát được sự gia tăng số lượng lồng nuôi, dẫn đến tình trạng thả nuôi tràn lan, số lượng lồng nuôi tăng nhanh và vượt gấp nhiều lần so với quy định của phương án phân vùng đã được phê duyệt.

Nguyên nhân là hiện nay chưa có chế tài quy định về xử lý đóng mới lồng bè ngay trên bờ. Mặt khác, do giá con giống tôm hùm hiện nay rất rẻ (chỉ 18.000-20.000 đồng/con) nên phát sinh nhiều lồng nuôi mới, trong khi nhân lực làm công tác quản lý của địa phương còn thiếu nên việc triển khai ngăn chặn không hiệu quả.

UBND TX Sông Cầu đã thành lập Tổ liên ngành 1169 để tăng cường kiểm tra, kiểm soát con giống tôm hùm nhận về địa phương nhằm xử lý những trường hợp mua bán tôm hùm giống không đúng quy định. Địa phương cũng đã thành lập Tổ liên ngành 3588 nhằm kiểm tra, ngăn chặn và xử lý việc vận chuyển, mua bán gỗ trái phép, đặc biệt là cây cồng dùng để làm bè nuôi thủy sản.

Qua hơn 2 tháng triển khai, Tổ liên ngành 3588 đã phát hiện và lập biên bản vi phạm hành chính 11 vụ, tạm giữ hơn 5,3m3 gỗ và 639 cây cồng. Hiện nay, TX Sông Cầu đang tập trung di dời 68 bè với 3.246 lồng nuôi thủy sản của 72 hộ dân ở huyện Tuy An đang đặt lồng bè trái phép trên địa bàn thị xã…

Ngoài ra, tình trạng người dân lấn chiếm, nuôi trồng thủy sản trái phép ở khu vực neo đậu tàu thuyền tránh trú bão tại Vũng Chào (thuộc vịnh Xuân Đài) rất phức tạp, gây khó khăn cho tàu thuyền ra vào neo đậu.

Địa phương và các đơn vị chức năng của thị xã đã vận động di dời 80 bè với khoảng 2.500 lồng nuôi thủy sản và 6 giàn rớ khai thác thủy sản ra khỏi khu vực neo đậu tàu thuyền tránh trú bão tại Vũng Chào và đã bàn giao mặt nước cho Ban quản lý Cảng cá Phú Yên quản lý.

Hiện nay trên luồng lạch ra vào khu vực neo đậu tàu thuyền tránh trú bão tại Vũng Chào vẫn còn 29 hộ lấn chiếm để nuôi trồng thủy sản trái phép, trong đó có 18 hộ (14 bè và 4 giàn rớ) ở xã Xuân Phương và 11 hộ (11 bè) ở xã Xuân Thịnh.

Ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND TX Sông Cầu, cho biết: UBND TX Sông Cầu đã chỉ đạo địa phương và các phòng, ban của thị xã triển khai vận động, ký cam kết đến cuối tháng 10/2018 các hộ nuôi thủy sản tại khu vực neo đậu tàu thuyền tránh trú bão Vũng Chào phải di dời khỏi khu vực này.

Sau thời gian nói trên, nếu còn lồng bè nào chưa di dời, UBND TX Sông Cầu chỉ đạo UBND xã Xuân Phương phối hợp với các địa phương và đơn vị liên quan lập biên bản xử lý hành chính và tiến hành cưỡng chế di dời.

Khẩn trương giao mặt nước, ổn định vùng nuôi

Theo ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, quy hoạch tổng thể của tỉnh đến năm 2020 thì TX Sông Cầu có 1.000ha mặt nước biển nuôi trồng thủy sản. Theo quy định, đối với 1.000ha mặt nước này chỉ nuôi khoảng 26.000 lồng, nhưng thực tế hiện nay số lồng nuôi ở TX Sông Cầu tăng gấp nhiều lần so với quy hoạch.

Trong khi đó, hoạt động kinh doanh giống tôm hùm chưa được quản lý hiệu quả, các hộ kinh doanh chưa đăng ký, chưa tuân thủ các quy định về kiểm dịch con giống khi lưu thông trên thị trường. Địa phương chưa có giải pháp hiệu quả để kiểm soát tình trạng phát sinh số lượng lồng nuôi mới, thả nuôi tự phát tràn lan, chưa có giải pháp xử lý các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Mặt khác, người nuôi chưa quan tâm bảo vệ môi trường và tuân thủ các quy định về nuôi trồng thủy sản…

Ông Lương Công Tuấn cho hay: UBND TX Sông Cầu đã chỉ đạo các xã, phường trình phương án sắp xếp, giao (cho thuê) mặt nước nuôi trồng thủy sản lồng, bè để Phòng TN-MT thẩm định, trình UBND thị xã phê duyệt.

Tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm là do khâu thẩm định gặp vướng mắc ở quy định về hạn mức, đối tượng được giao mặt nước để nuôi trồng thủy sản. Địa phương chưa kiểm soát được sự gia tăng số lượng lồng nuôi, dẫn đến tình trạng thả nuôi tràn lan. UBND TX Sông Cầu đề nghị Sở NN-PTNT tăng cường kiểm soát chặt chẽ nguồn giống tôm hùm nhập về tỉnh và xử lý các vi phạm về hoạt động thủy sản trên đầm, vịnh…

Liên quan đến vấn đề trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế đề nghị: Về quy hoạch, trước mắt TX Sông Cầu tập trung thực hiện quy hoạch phân khu để đủ điều kiện giao, cho thuê mặt nước, sau đó tiến hành quy hoạch chi tiết để đảm bảo vùng nuôi ổn định lâu dài theo quy định.

UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành liên quan phối hợp với UBND TX Sông Cầu cập nhật, bổ sung quy hoạch nuôi trồng thủy sản ở vùng biển hở, đề xuất các giải pháp, công nghệ hiện đại nuôi thủy sản ở vùng biển hở.

UBND tỉnh giao Sở NN-PTNT phối hợp với các sở, ngành và địa phương liên quan tính toán, nghiên cứu mẫu lồng, bè nuôi trồng thủy sản đảm bảo đẹp, an toàn, bền vững và gắn kết giữa nuôi trồng thủy sản với việc khai thác du lịch; đề xuất, giới thiệu những loại thức ăn giảm tải ô nhiễm môi trường. Đồng thời, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn địa phương trong việc xử lý đối với những lồng bè vi phạm phát sinh mới…

Báo Phú Yên
Đăng ngày 30/10/2018
Anh Ngọc
Nuôi trồng

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 08:00 15/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 10:36 13/02/2025

Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản là việc ứng dụng các phương pháp và sản phẩm sinh học để cải thiện hiệu quả sản xuất, bảo vệ môi trường, và duy trì sức khỏe của thủy sản.

Nhá tôm
• 09:46 13/02/2025

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ hơn cho môi trường nước

Kiểm soát và quản lý chặt chẽ môi trường nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững của nuôi trồng thủy sản. Một môi trường nước được duy trì ổn định sẽ giúp tôm cá phát triển khỏe mạnh, giảm nguy cơ dịch bệnh và tối ưu hóa hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Môi trường nước ao nuôi tôm
• 09:35 13/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 04:53 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 04:53 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 04:53 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 04:53 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 04:53 17/02/2025
Some text some message..