Cảnh báo hội chứng co cơ (CMS) trên tôm thẻ chân trắng khi áp dụng hệ thống tuần hoàn (RAS)

Hội chứng co cơ (Cramp Muscle Syndrome - CMS) trên tôm hay còn gọi là hội chứng chuột rút đã được đề xuất với nguyên nhân gây ra bởi các yếu tố sinh lý hoặc các yếu tố môi trường dinh dưỡng.

Cảnh báo hội chứng co cơ (CMS) trên tôm thẻ chân trắng khi áp dụng hệ thống tuần hoàn (RAS)
Cảnh báo hội chứng co cơ (CMS) trên tôm thẻ chân trắng khi áp dụng hệ thống tuần hoàn (RAS)

Nguyên nhân hội chứng co cơ trên tôm

Hệ thống nuôi tuần hoàn trong nhà (RAS) để sản xuất tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) đã thu hút được nhiều nghiên cứu và lợi ích kinh tế vì chúng tương đối thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn sinh học. Áp dụng hệ thống cũng có thể nằm trong đất liền, cách xa những vùng  đất ven biển đắt đỏ, tôm được nuôi ở khí hậu ôn đới và gần các thị trường chính. Tôm có thể được nuôi trong các hệ thống nước sạch hoặc sử dụng công nghệ biofloc. Các cơ sở nuôi nội địa thường lấy nước nuôi bằng cách pha  muối biển tổng hợp với nước từ giếng hoặc các nguồn nước khác .

Sản xuất tôm thương phẩm có thể thay từ 0,5 đến 10% nước hàng ngày. Việc này có thể làm cho hệ thống hệ thống tích luỹ các yếu tố ở mức độ nhỏ hơn nhưng độc hại khi vượt quá ngưỡng cho phép, chúng bao gồm: Đồng, Cadmium, Chromium, Chì, Thủy ngân, Mangan, Selenium, và Kẽm. Hoặc mất các ion quan trọng cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng và mức độ sống sót của tôm như  Canxi, Chloride, Magiê, Phốt pho, Kali, Natri và Sulphur. Vấn đề này là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hội chứng co cơ trên tôm nuôi.

Hội chứng co cơ (Cramp Muscle Syndrome -  CMS) hay hội chứng chuột rút đã được đề xuất với nguyên nhân gây ra bởi các yếu tố sinh lý hoặc các yếu tố môi trường dinh dưỡng. Thiếu Kali  hoặc môi trường giảm (so với các nguyên tố khác như  Ca, Na và Mg) có thể là yếu tố chính trong nguyên nhân gây ra hội chứng co cơ (CMS) trên tôm. Một phần cơ bụng tôm có dấu hiệu bị co cứng, trong khi các bộ phận khác của cơ thể đầy đủ bình thường. Gây hạn chế khả năng di chuyển của tôm, bắt mồi kém và tăng trưởng chậm. Khi hàm lượng Oxygen trong hệ thống bị giảm sút có thể làm chết tôm nhanh chóng hơn.

hội chứng co cơ, co cơ trên tôm, tôm nuôi, nuôi tôm trong hệ thống tuần hoàn, co cơ do nuôi trong hệ thống tuần hoàn, CMS, Cramp Muscle Syndrome

Hệ thống tuần hoàn trong nuôi tôm.

Thí nghiệm chứng minh

Vấn đề này đã được thảo luận trong một bài báo trình bày tại Hội nghị Quốc tế về Nuôi trồng  Thuỷ sản được tổ chức vào mùa hè năm ngoái  tại Roanoke, Virginia. Bởi tiến sĩ David Kuhn thuộc Virginia Tech, Blacksburg và cộng sự.

Để mô tả cách quản lý các phần tử trong RAS nuôi tôm, Kuhn đã bố trí thí nghiệm như sau:

Sử dụng nguồn nước ở một cơ sở nước sạch trong nội địa để nuôi tôm thẻ chân trắng Thái Bình (Litopenaeus vannamei) sử dụng lọc RAS điển hình. Cùng với muối biển tổng hợp (Crystal Sea Marine Mix) đã được thêm vào nước giếng để tạo độ mặn là 10 – 12 ‰. Nhiệt độ được duy trì ở khoảng 30 ° C và nồng độ oxy hòa tan ở 5,0 mg/l hoặc cao hơn. Amoniac và nitri ít hơn 0,75 mg / l, sự tích tụ nitrat-N dưới 200 mg /l. Duy trì các sinh vật phù du, đảm bảo chất lượng nước tốt và cung cấp thức ăn dinh dưỡng để có được sự sống còn cao hơn.

Sau một tháng hoạt động của RAS, một số lượng lớn tôm bắt đầu cho thấy có triệu chứng co cơ sau khi được xử lý, trong đó một tỷ lệ lớn tôm không hồi phục.

Một điều đáng chú ý trong thú nghiệm trên là sau một tháng hoạt động, nồng độ kali được xác định bằng khoảng một nửa so với nước biển thông thường (50 – 75 so với 100 – 125mg / l). Chứng tỏ việc thiếu Kali có ảnh hưởng rất lớn đến hội chứng co cơ (CMS) trên tôm.

ATM
Đăng ngày 24/07/2017
TRỊ THỦY Lược dịch
Khoa học

Ảnh hưởng của nhiệt độ lên tỉ lệ giới tính ấu trùng tôm sú

Ở tôm sú, con cái lớn nhanh và có kích thước lớn hơn con đực. Tác động của nhiệt độ có thể làm tăng đáng kể sự biểu hiện của các gen xác định giới tính, giúp cải thiện tỷ lệ giới tính như mong muốn trong đàn.

tôm sú
• 16:28 23/09/2021

Trung Quốc chuyển sang nuôi tôm sú vì giá cao

Người nuôi tôm ở Trung Quốc đang chuyển sang nuôi tôm sú nhiều hơn do giá tốt hơn, theo Chủ tịch Hiệp hội Thủy sản lớn nhất của Trung Quốc.

tôm sú
• 18:44 17/08/2021

Nuôi tôm thâm canh bổ sung thức ăn tươi sống

Thử nghiệm nuôi tôm sú bằng tảo lục sợi (Chaetomorpha sp.) và ốc (Stenothyra sp.) cho thấy cải thiện tăng trưởng, nâng cao năng suất và tăng cường hấp thu, chuyển hóa thức ăn nhân tạo góp phần giảm chi phí sản xuất cho người nuôi.

ốc cho tôm ăn
• 17:12 28/07/2021

Hiệu quả từ nuôi tôm kết hợp thả cá rô phi xử lý nguồn nước

Hiện nay, nuôi tôm kết hợp cá rô phi xử lý nước ở ấp Vĩnh Điền (xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải) được xem là mô hình cho hiệu quả kinh tế cao.

Cá rô phi
• 10:23 19/07/2021

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 10:50 13/06/2025

Nguyên liệu lên men: Một xu hướng mới trong dinh dưỡng thủy sản

Thức ăn thương mại đóng vai trò then chốt trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, do chiếm từ 50% đến 70% tổng chi phí sản xuất.

Thức ăn tôm
• 10:50 03/06/2025

Cá thông minh đến mức nào?

Trong một thời gian dài, khả năng nhận thức của cá thường bị đánh giá thấp, phần lớn do các nghiên cứu chủ yếu được tiến hành trong môi trường phòng thí nghiệm – nơi không phản ánh đầy đủ điều kiện sống tự nhiên. Những hạn chế của việc nuôi nhốt, bao gồm cả stress và thiếu kích thích môi trường, có thể làm sai lệch hành vi và hiệu suất nhận thức của cá, từ đó dẫn đến những hiểu biết phiến diện về năng lực trí tuệ của chúng.

Cá
• 10:53 28/05/2025

Ứng dụng Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản đang đẩy mạnh phát triển theo hướng bền vững, việc ứng dụng các vi sinh vật có lợi trong nuôi trồng đang ngày càng phổ biến. Hai trong số những loài vi khuẩn được ứng dụng rộng rãi là Bacillus subtilis và Bacillus licheniformis – những chủng có khả năng sinh enzyme mạnh, hỗ trợ tiêu hóa, tăng miễn dịch và cải thiện môi trường nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:01 27/05/2025

Đà Nẵng: Người nuôi mất trắng sau một đêm

Đợt mưa lũ trái mùa từ ngày 11 đến 13 tháng 6 năm 2025, do ảnh hưởng của cơn bão số 1 (WUTIP), đã gây ra những thiệt hại nặng nề cho người dân các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các hộ nuôi trồng thủy sản tại Đà Nẵng. Lũ lên nhanh và bất ngờ trong đêm đã khiến nhiều gia đình mất trắng tài sản, với ước tính thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng.

Bão
• 01:49 14/06/2025

Vắc-xin uống từ vi tảo

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản toàn cầu đang chịu áp lực bởi các đợt bùng phát dịch bệnh nghiêm trọng, vắc-xin được xem là giải pháp hiệu quả để nâng cao miễn dịch và giảm sự phụ thuộc vào hóa chất. Một xu hướng nổi bật gần đây là ứng dụng vi tảo làm nền tảng sản xuất vắc-xin, mở ra triển vọng phát triển các loại vắc-xin uống bền vững, hiệu quả và ít tốn kém.

Vi tảo
• 01:49 14/06/2025

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 01:49 14/06/2025

Doanh nghiệp thủy sản bị ép giá: Người nuôi và người lao động chịu thiệt

Trong chuỗi cung ứng thủy sản, doanh nghiệp đóng vai trò cầu nối giữa người nuôi và thị trường. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam đang đối mặt với sự chên ép giá từ các chuỗi bán lẻ lớn quốc tế. Và hậu quả không chỉ dừng lại ở mức doanh thu doanh nghiệp bị suy giảm, mà gánh nặng còn trực tiếp chuyển về người nuôi.

Tôm thẻ
• 01:49 14/06/2025

VASEP nhiệm kỳ mới (2025-2030): Chủ động thích ứng – Đổi mới sáng tạo – Phát triển bền vững

Trước bối cảnh thị trường đầy biến động và những yêu cầu ngày càng khắt khe, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa tổ chức thành công Đại hội tàn thể lần thứ 7, bầu ra ban lãnh đạo mới và đặt ra phương châm hành động cho 5 năm tới. Đây là thông điệp quan trọng, định hướng cho toàn ngành, từ doanh nghiệp lớn đến từng hộ nuôi trồng.

Vasep
• 01:49 14/06/2025
Some text some message..