Cảnh báo nguy hại từ cá sấu hoả tiễn

Với thân hình tròn lẳn, mõm nhọn và dài, không khác gì… quả tên lửa sắp lên bệ phóng. Chỉ một cú băng mình, con cá có tên Việt Nam là “sấu hỏa tiễn” đã đớp gọn chú chim bói cá đang đậu cách mặt nước hơn 1m.

Cá sấu hỏa tiễn nhập vào Việt Nam để phục vu nhu cầu chơi cá cảnh. Tuy nhiên, loài sinh vật dưới nước có tập tính hung dữ này đã tràn cả ra môi trường tự nhiên. Ảnh: Dương Thanh Tùng
Cá sấu hỏa tiễn nhập vào Việt Nam để phục vu nhu cầu chơi cá cảnh. Tuy nhiên, loài sinh vật dưới nước có tập tính hung dữ này đã tràn cả ra môi trường tự nhiên. Ảnh: Dương Thanh Tùng

Sấu hỏa tiễn du nhập vào Việt Nam, tràn cả ra ao hồ, nhưng chưa có ý kiến chính thức của cơ quan quản lý về tính nguy hiểm và sự xâm hại của nó với tư cách là một sinh vật ngoại lai.

Theo một số trang mạng, cá sấu hỏa tiễn là loài cá nước ngọt, có nguồn gốc và phân bố ở Bắc Mỹ, tên khoa học là Lepisosteus Oculatus Winchell thuộc bộ Lepisosteiformes (bộ cá mõm dài). Tại Việt Nam, cá sấu hỏa tiễn còn có các tên gọi khác như cá Phúc Lộc Thọ, cá sao hỏa tiễn, cá nhái đốm… được nhiều người săn lùng để nuôi làm cảnh.

Trên các diễn đàn về cá, các chuyên gia ghi nhận: Sấu hỏa tiễn là một loài sinh vật dưới nước rất nguy hiểm, sống chủ yếu ở vùng Đông Nam Mỹ. Loài cá này chủ yếu ăn thịt, ăn thuỷ cầm, chó hoang và ăn luôn cả những con cá sấu khác. Chưa có tài liệu nào cho thấy sấu hỏa tiễn tấn công trực tiếp con người, nhưng sự tạp ăn của nó không khác gì loài cá Piranha (cá răng đao hay "cá cọp") xuất xứ từ miền Tây Nam Brazil. Loài cá Piranha phàm ăn đến nỗi, 1 con ngựa trưởng thành bị vứt xuống vùng nước nơi chúng đang tìm mồi, khoảng 10 phút sau vớt lên chỉ còn lại khung xương trắng hếu.

Cũng theo nhiều tài liệu thì nơi nào có sấu hỏa tiễn sinh sống, nơi ấy các loài thủy sinh khác sẽ bị tận diệt. Động vật nào ăn phải trứng sấu hỏa tiễn cũng sẽ bị ngộ độc và chết trong thời gian ngắn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, loài sấu hỏa tiễn được đưa vào Việt Nam bằng con đường không chính thức để phục vụ nhu cầu chơi cá cảnh. Giá 1 con sấu hỏa tiễn dài trên 25cm dao động từ 120.000 đến 250.000 đồng. Một số người trong quá trình nuôi cá đã thả chúng ra sông, hồ. Ở môi trường tự nhiên, do tính phàm ăn và hung dữ nên loài cá này phát triển nhanh.

Không ít lần sấu hỏa tiễn đã chui vào lưới hay mắc câu của ngư dân, thu hút người hiếu kỳ đến xem. Đơn cử như trường hợp của ông Hoàng Bá Thành ở Thủy Nguyên, Hải Phòng. Cuối tháng 11/2012, trong lúc trông coi đầm cá, ông Thành nhìn thấy con cá to gần bằng bắp chân, mình không khác gì cá chuối nhưng mõm thì dài hơn mõm cá sấu với 2 dãy răng nhọn, sắc. Khi đã bị đưa lên bờ, con cá vẫn còn hung dữ,  quẫy nhảy và cắn nát cả chiếc vợt bằng lưới.

Trước đó mấy ngày, người dân xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cũng đổ xô về nhà ông Phạm Ngọc Tuấn để xem và bàn tán xôn xao về con cá nặng hơn 6kg “mình cá lóc (miền Bắc gọi là cá quả, cá chuối), mõm cá sấu”. Nhiều người lớn tuổi ở Tiền Giang nói rằng, lần đầu tiên họ thấy nó xuất hiện ở vùng sông nước vốn rất phong phú về chủng loại tôm cá này.

Cá sấu hỏa tiễn bị sổng ra ao, hồ, sông, suối đang đe dọa môi trường, đa dạng sinh học bản địa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có ý kiến chính thức của cơ quan quản lý hay nhà khoa học nào về loài cá có cấu tạo và tập tính đặc biệt hung dữ này.

Phạt đến 100 triệu đồng nếu nuôi trồng sinh vật nguy hiểm

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) mới đây đã công bố Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Theo đó, các cá nhân, tổ chức đua vào Việt Nam những loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, lưu giữ, nuôi trồng, làm lây lan phát triển hoặc phóng sinh loài ngoại lai có nguy cơ xâm hại, sẽ bị phạt từ 40 triệu đến 100 triệu đồng, đồng thời phải tiêu hủy đưa ra khỏi lãnh thổ.

Cũng theo Bộ NN&PTNT, thanh tra liên ngành của Bộ Nông nghiệp, Chăn nuôi và Cung ứng, Bộ Thuỷ sản và Nuôi trồng của Brazil sẽ sang Việt Nam khảo sát, nghiên cứu rủi ro đối với một số loài thủy sản từ ngày 4 đến ngày 15/3/2013

 

Thanh tra
Đăng ngày 22/02/2013
Dương Thanh Tùng
Nuôi trồng

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 10:40 19/03/2024

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 10:40 19/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 10:40 19/03/2024

Nguyên nhân xuất hiện từng loại khí độc trong ao tôm

Trong ngành nuôi trồng tôm, việc quản lý chất lượng nước trong ao tôm là một yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo sức khỏe và phát triển của tôm. Một trong những vấn đề thường gặp và gây ra nhiều lo ngại cho người nuôi là sự xuất hiện của các loại khí độc trong ao tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:40 19/03/2024

Sóc Trăng nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước

Trên cả nước, tỉnh Sóc Trăng nuôi tôm về tổng diện tích chỉ đứng thứ 4 nhưng diện tích thâm canh và bán thâm canh lớn nhất nước nên có sản lượng đứng thứ ba.

Ao tôm
• 10:40 19/03/2024