Cánh đồng thích ứng với biến đổi khí hậu

LTS: Nước mặn đang xâm nhập sớm và sâu vào nội đồng nhiều địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và sản xuất nông nghiệp của người dân. Các tỉnh, thành ở ĐBSCL đang khẩn trương và quyết liệt phòng chống hạn và mặn để giảm thiểu thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp… Góp phần tìm giải pháp sản xuất nông nghiệp thích ứng với tình trạng hạn và mặn, Báo SGGP xin giới thiệu bài viết về mô hình cánh đồng sinh thái cho vùng ĐBSCL.

cong cap nuoc
Nước cung cấp cho cánh đồng từ các cống được đóng mở theo nhu cầu của cây lúa.

Nghề nông công nghệ cao

Vùng ĐBSCL hình thành và phát triển nhờ tài nguyên do sông Mê Kông mang lại. Nhưng càng ngày, sự khai thác dòng Mê Kông đã vượt tầm kiểm soát của các quốc gia hưởng lợi từ sông Mê Kông. Sự hiện diện của quá nhiều đập thủy điện trên sông đã ảnh hưởng đến đời sống cư dân trong lưu vực, nhất là vùng hạ nguồn. Vào mùa khô, việc các đập tích nước đã làm cho vùng hạ lưu Mê Kông kiệt nước, tình trạng nước biển dâng gây xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất của cư dân vùng ven biển. Vào mùa lũ cao, mực nước ở hạ lưu thấp hơn nhưng cơn lũ kéo dài hơn và khi có lũ siêu cao, thủy điện của họ xả nước khiến vùng hạ lưu của chúng ta lãnh đủ.

Trong tình cảnh đó, chúng ta có một giải pháp thích ứng cho sản xuất nông nghiệp là phát triển mô hình cánh đồng sinh thái, nhằm nâng cao mức sống cư dân vùng hạ nguồn và giảm thiểu những tác động của các nước ở thượng nguồn vào dòng Mê Kông. Tại cánh đồng sinh thái, chúng ta thử nghiệm “nghề nông công nghệ cao”, công việc chăm sóc ruộng đồng sẽ thực sự nhẹ nhàng. Đây cũng sẽ là điểm đến du lịch ruộng đồng. Khách tham quan được đi xuồng giữa mênh mông đồng lúa và ngắm từng đàn cá tung tăng bơi lội. Đây không phải là kỳ vọng xa vời, bởi vì nước láng giềng Malaysia đã hiện thực cánh đồng mơ ước đó, với mô hình cánh đồng rộng khoảng 3.000ha, chuyên trồng lúa ở huyện Sekinchan (thuộc tiểu bang Selangor, bang trù phú nhất của Malaysia, cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 100km về hướng Tây Bắc).

Ở vùng ĐBSCL, do đặc thù của địa hình đồng bằng, thường ngập lụt vào mùa mưa và xâm nhập mặn vào mùa khô, nên việc tổ chức cánh đồng lớn phải được quy hoạch thật chi tiết và bài bản. Cánh đồng sinh thái là vùng sản xuất lúa rộng lớn, từ vài chục hay vài trăm hécta và được xây dựng ngay bên cạnh tuyến lộ giao thông chính, là đường bộ hoặc đường thủy. Cánh đồng được thiết kế mặt bằng và đê bao với cao trình vượt đỉnh lũ (cao hơn mực nước lũ lịch sử năm 2000), đồng thời dành dải đất bờ đê bao quanh mỗi bên phía trong và ngoài cánh đồng khoảng 10m để trồng cây chắn sóng, nhằm chống chọi với những cơn lũ dữ khi có sự cố vỡ đập tràn ở thượng lưu sông Mê Kông. Hệ thống tiêu thoát nước được hoàn thiện, phòng khi có sự cố mưa to hay vỡ lộ. Khi cánh đồng lớn được hình thành, sẽ đáp ứng điều kiện để nông dân cơ giới hóa hoàn toàn từ khâu làm đất, xuống giống, chăm sóc, thu hoạch lúa...

Hiện thực cánh đồng mơ ước

Trong cánh đồng lớn có quy hoạch những mương nước nội đồng để thuận tiện cho giao thông đường thủy cũng như tạo cảnh quan trên bến, dưới thuyền. Bến là một mặt bằng rộng và cao vượt đỉnh lũ; dưới bến có nhiều xuồng ghe neo đậu để phục vụ di chuyển trong cánh đồng, đáp ứng nhu cầu lao động hay tham quan. Những kênh mương bên trong cánh đồng không có bờ đê bao cao cho lưu thông xe máy, bởi khối lượng đất đào kênh mương đã được đem tôn nền hai bên bờ lộ giao thông xung quanh và san lấp mặt bằng xây dựng bến bãi ngay tại một góc thuận tiện của cánh đồng. Bãi đất rộng của cánh đồng mang đặc điểm là một cụm hàng quán với đầy đủ vật dụng theo nhu cầu của chủ ruộng và khách du lịch; là địa điểm lưu trú máy móc, xe, vật tư nông nghiệp cho cánh đồng lớn.

Nước cung cấp cho cánh đồng từ các cống được đóng mở theo nhu cầu của cây lúa. Kênh mương đầy nước, cá tôm sẽ được thả nuôi trong đồng lúa, hoặc dưới kênh mương khi ruộng lúa vào mùa xuống giống hay thu hoạch. Cá tôm sống trong ruộng lúa sẽ tiêu diệt rong rêu, sâu rầy, sinh vật hại cho lúa và giữ nguồn nước ruộng luôn trong sạch. Tái sử dụng nguồn nước trong ruộng sẽ rất tiết kiệm chi phí cung cấp phân bón, chất dinh dưỡng khác cho cây lúa, bởi số lượng phân bón từ các vụ sản xuất trước đó mà cây lúa chưa sử dụng hết nên tồn lưu trong đất. Với việc hạn chế tối đa lượng sử dụng thuốc và hóa chất bảo vệ thực vật, nguồn nước mà cây lúa hấp thu sẽ không bị ô nhiễm. Cánh đồng còn là điều kiện để giữ được nước trong ruộng cho đến mùa vụ kế tiếp, giúp giảm nhu cầu bơm nước và do đó sẽ hạn chế tình trạng xâm nhập mặn mỗi khi vào mùa đồng loạt bơm nước xuống giống.

Trồng lúa tiết kiệm nước, không những thu được nguồn thực phẩm an toàn với giá thành rất rẻ mà còn giúp giảm ảnh hưởng xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu làm nước biển dâng. Khi các nước ở thượng lưu và trung lưu Mê Kông xây dựng đập thủy điện làm hạn chế sự di trú, sinh sản của cá tôm, việc nuôi cá tôm nuôi trong cánh đồng sinh thái cũng giải quyết được bài toán dinh dưỡng. Trồng lúa trong cánh đồng sinh thái không phải tốn tiền bơm nước, rất ít tốn phân, ít bị sâu bệnh, giảm gánh nặng chi phí, nên người trồng lúa đỡ nhọc nhằn, có thể ước mơ về một tương lai no ấm.

Trung tâm Khuyến nông An Giang/Sài Gòn Giải Phóng, 27/02/2016
Đăng ngày 28/02/2016
Nguyễn Kim Kiều
Nông thôn

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản năm 2021, Minh Phú tiếp tục giữ ngôi vương

Vượt qua 800 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, Tập đoàn Thủy sản Minh Phú giành ngôi vương xuất khẩu thủy sản và xuất khẩu tôm của cả nước, với 395 triệu USD, chiếm gần 4,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản.

xuất khẩu tôm
• 15:39 09/02/2022

Quảng Ninh dừng tiếp nhận hoa quả, thủy sản qua cửa khẩu

Từ ngày 17/1, Quảng Ninh tạm dừng tiếp nhận phương tiện chở hoa quả, thủy sản đông lạnh đến cửa khẩu, lối mở biên giới của tỉnh này để xuất khẩu.

cửa khẩu Bắc Luân II
• 10:12 17/01/2022

Đùi ếch đông lạnh bị châu Âu cảnh báo, mức độ rủi ro nghiêm trọng.

Văn phòng SPS Việt Nam lại tiếp tục nhận được cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của Liên minh châu Âu (EU) đối với sản phẩm đùi ếch đông lạnh xuất xứ từ Việt Nam.

đùi ếch đông lạnh
• 15:21 14/10/2021

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục lao dốc

Xuất khẩu thủy sản tháng 9/2021 chỉ đạt trên 628 triệu USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc sụt giảm tới 50%. Đây là tháng thứ hai liên tiếp xuất khẩu thuỷ sản lao dốc.

chế biến tôm xuất khẩu
• 10:15 08/10/2021

Tình hình thủy sản quý I/2025 tại Bình Định: Tăng trưởng ổn định và triển vọng phát triển bền vững

Trong quý I năm 2025, ngành thủy sản tỉnh Bình Định đã ghi nhận những kết quả tích cực, thể hiện sự phát triển ổn định và tiềm năng tăng trưởng trong năm nay.

Tôm giống
• 14:24 16/04/2025

Nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản – hướng đi bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước và hiệu quả nuôi trồng thủy sản, mô hình nuôi ghép tổng hợp các loài thủy sản đang được xem là giải pháp khả thi, bền vững, giúp người nuôi thích ứng hiệu quả với những thay đổi của tự nhiên.

Nuôi ghép
• 11:00 15/04/2025

Bình Định: Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2025

Nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản; nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị sản phẩm; phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn, tăng cường tiêu thụ trong nước, mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh về nông lâm thủy sản của tỉnh Bình Định.

Chế biến thực phẩm
• 10:45 08/04/2025

Bình Định tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU

Để chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban Châu Âu (EC) lần thứ 5, tỉnh Bình Đinh tiếp tục chỉ đạo tập trung tăng cường thực hiện nhiệm vụ chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tàu thuyền
• 09:43 04/04/2025

Hiệu quả của peptide kháng khuẩn (AMPs) trong phòng trị bệnh tôm

Trong ngành nuôi tôm, so với giai đoạn năm 1991, người nuôi từng sử dụng nhiều loại kháng sinh để phòng và trị bệnh.

Vi khuẩn
• 05:49 25/04/2025

Tình hình khuẩn Vibrio ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm tại Việt Nam đang đối mặt với một thách thức lớn: sự gia tăng nhanh chóng của vi khuẩn Vibrio trong các ao nuôi. Đây là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe của tôm và hiệu quả kinh tế của người nuôi.

Tôm bệnh
• 05:49 25/04/2025

Chung tay gìn giữ sông Cầu khỏi biến đổi khí hậu

Sông Cầu – dòng chảy quan trọng ở miền Bắc Việt Nam – đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu, hoạt động sản xuất – kinh doanh và sự gia tăng dân số đô thị. Việc bảo vệ dòng sông này là nhiệm vụ cấp thiết nhằm gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững cho cả khu vực.

Sông Cầu
• 05:49 25/04/2025

Công nghệ chỉnh sửa gen trong nuôi tôm: Tăng sức đề kháng bệnh mà không cần kháng sinh

Ngành nuôi tôm Việt Nam đang đối mặt với nỗi lo lớn: dịch bệnh như đốm trắng (WSSV) hay hoại tử gan (AHPND) khiến tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề.

Tôm
• 05:49 25/04/2025

Mối quan hệ thời gian đông máu và sức khỏe tôm nuôi

Sức khoẻ tôm nuôi trong ao ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tác động như thời tiết khí hậu, mùa vụ, chất lượng nguồn nước với các thông số môi trường liên quan, dịch bệnh, chất lượng giống, thức ăn, mật độ nuôi, kỹ thuật chăm sóc quản lý... Đánh giá tôm khoẻ, tôm yếu, thông qua hoạt động bơi lội, tiêu thụ mồi, tăng trưởng, tỷ lệ sống, độ đồng đều size cỡ, cơ thịt, màu sắc vỏ, những vấn đề liên quan đến gan, ruột tôm…Một phương pháp đánh giá nhanh, thông qua thời gian đông máu tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:49 25/04/2025
Some text some message..