Chăm sóc, phục hồi rừng ngập mặn, phát triển sinh kế bền vững cho người dân

Bình Định với bờ biển dài 134 km, có hai đầm nước lợ có diện tích lớn là đầm Thị Nại (diện tích 5.060 ha) và đầm Đề Gi (diện tích 1.600 ha). Diện tích rừng ngập mặn tại 2 đầm này vốn rất lớn với hơn 1.000 ha trước năm 1975.

Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn trên đầm Thị Nại. Ảnh: NTN

Tuy nhiên do nhu cầu phát triển kinh tế, mưu sinh của các hộ dân sống ven đầm nên diện tích rừng ngập mặn dần được thay thế bằng các ao, hồ nuôi trồng thủy sản. 

Cùng với đó, do quá trình đô thị hóa (xây dựng, mở rộng các khu dân cư, khu công nghiệp, lượng chất thải góp phần đẩy nhanh quá trình suy thoái môi trường...) làm cho diện tích ngày càng suy giảm nghiêm trọng, kéo theo các vấn đề về ô nhiễm môi trường sinh thái, hậu quả nặng nề của thiên tai, xâm nhập mặn, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản...

Theo các chuyên gia đánh giá, rừng ngập mặn là một hệ sinh thái đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển, chỉ có ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới với nguồn tài nguyên sinh học đa dạng. Hệ sinh thái rừng ngập mặn có vai trò rất quan trọng trong việc ổn định môi trường, ứng phó với tác động cực đoan của biến đổi khí hậu và bảo đảm cho tính đa dạng sinh học cao. 

Ngoài chức năng như lá phổi điều hòa môi trường, còn là nơi ương dưỡng ấu thể động vật thủy sinh, duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản, nơi trú ngụ của nhiều loài động vật như chim, cò,... Hệ sinh thái rừng còn góp phần hạn chế tác hại của hiệu ứng nhà kính và nước biển dâng, với hệ thống rễ dày đặc trên mặt đất cùng với tán lá dày và thân, cành cây tạo thành “Bức tường xanh” giảm nhanh cường độ sóng, gió bão bảo vệ hệ thống đê khu vực đầm, các công trình ven biển và vùng cửa sông trước sự tàn phá của sóng biển, bão tố.

Nhận thấy vai trò to lớn của hệ sinh thái rừng ngập mặn, từ năm 2003 đến nay tỉnh Bình Định thực hiện nhiều giải pháp để nhằm phục hồi và phát triển rừng. Đây là nội dung ưu tiên của Chương trình mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 đã triển khai mang lại hiệu quả tại các địa phương ven biển. 

Nhờ vậy, đến nay toàn tỉnh đã có gần 90 ha rừng trồng mới tại các ao hồ nuôi trồng thủy sản bị bỏ hoang, vùng bãi bồi ven đầm Thị Nại và đầm Đề Gi góp phần ngăn chặn tình trạng xâm thực, sạt lỡ và phục hồi hệ sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, giảm phát thải khí nhà kính. Đồng thời tạo việc làm, thu nhập cho người dân vùng ven biển, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường.

Đối với rừng ngập mặn trên đầm Thị Nại không những là nơi trú ngụ, sinh trưởng và phát triển của nhiều loại động vật, mà còn là nơi bảo vệ, tạo ra sinh kế cho người dân sống ven đầm. 

Vì vậy việc bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn là việc làm cần thiết và cấp bách. Chính quyền địa phương đã chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã xây dựng thực hiện các chế độ, chính sách về quản lý, bảo vệ rừng; tổ chức tuyên truyền, giáo dục các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng. 

Rừng ngập mặnNỗ lực trong công tác trồng rừng ngập mặn. Ảnh: NTN

Đồng thời, xây dựng các mô hình trồng rừng, nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng ngập mặn, vừa góp phần bảo vệ rừng, vừa tạo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Tuy nhiên, công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn còn gặp phải không ít khó khăn như: Một số diện tích rừng trồng chưa thành rừng bị thiệt hại nặng do nguyên nhân bất khả kháng chủ yếu do bão, lũ thất thường gây ra và động vật thuộc nhóm giáp xác phát triển mạnh gây hại; Công tác lựa chọn địa điểm, diện tích bãi triều thuận lợi triển khai trồng rừng ngập mặn hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn do thể nền thấp thường xuyên ngập triều, là bãi giống thủy sản, hoặc là nơi khai thác tạo sinh kế cho người dân; diện tích có khả năng trồng rừng còn rất ít, manh mún nhỏ lẻ không đảm bảo quy định để trồng rừng tập trung; Suất đầu tư cho công tác khoán bảo vệ sau thời gian kiến thiết còn thấp, nên các hộ nhận khoán chưa thực sự quan tâm trong việc bảo vệ rừng. 

Bên cạnh đó, việc cắm cọc, quây lưới trái phép tại Khu sinh thái Cồn Chim-đầm Thị Nại thường xuyên xảy ra gây cản trở dòng chảy, làm ảnh hưởng đến đến sự phát triển tự nhiên của rừng, gây khó khăn trong công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ rừng, làm mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên nghiêm trọng, cụ thể từ năm 2021 đến nay chính quyền địa phương xử lý vi phạm trong việc cắm cọc, quây lưới trái phép với diện tích 89,6 ha, chủ yếu trên địa bàn các xã Phước Sơn và Phước Hòa (huyện Tuy Phước).

Để phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn rất cần sự nỗ lực chung tay phối hợp quản lý, bảo vệ của các cấp, các ngành, của chủ rừng và của chính cộng đồng dân cư sinh sống ven đầm. Đây là tài sản chung của cộng đồng, mọi người dân phải có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, nhằm bảo tồn hệ sinh thái, giảm thiểu các thảm họa do thiên tai gây ra đối với tài sản, các hoạt động kinh tế khác của người dân.


Đăng ngày 14/01/2024
NTN @ntn
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 10:49 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:49 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 10:49 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 10:49 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:49 08/11/2024
Some text some message..