Chặng đường phục hồi của thị trường tôm thế giới

Ba năm qua, Ấn Độ, Việt Nam, Indonesia và Ecuador đã tận dụng được thị phần rộng lớn của Trung Quốc và Thái Lan- nhưng không đủ bù đắp sụt giảm XK của 2 nước này. Nếu không có dịch bệnh nghiêm trọng, dự báo sản lượng hàng năm và tăng trưởng xuất khẩu sẽ tăng tương ứng 7% và 10% trong hai năm tới.

tôm thẻ chân trắng

Triển vọng hứa hẹn trong việc tìm giải pháp cho EMS cho thấy sản lượng tôm của Thái Lan có thể tăng nhanh hơn dự kiến từ cuối năm 2016 trở đi.

Một vấn đề bùng phát trong ngành nuôi trồng thủy sản là dịch bệnh tác động đến thị trường tôm thế giới. Sự sa sút ở các nước XK hàng đầu như Thái Lan và Trung Quốc kinh khủng hơn mức độ đẩy mạnh sản lượng của các nước sản xuất mới. Dịch bệnh tôm chết sớm (EMS) dẫn đến giá cao kỷ lục và kéo dài thời gian biến động thị trường.

Mặc dù bây giờ đã giảm, nhưng giá tôm vẫn biến động một phần do thống kê của FAO đưa ra không chính xác về sản lượng tôm từ năm 2013 đến 2015, tăng 5% (500.000 tấn). Thực tế, giá tôm trên thị trường không theo ước tính sản lượng của FAO, vì vậy Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã tiến hành điều tra và phát hiện ra sản lượng không những giảm sâu hơn dự kiến mà sản lượng thực tế nhiều năm giảm, trong khi FAO đưa ra số liệu tăng.

Theo kết quả khảo sát mới của GAA, sau khi đạt 4,15 triệu tấn trong năm 2011, sản lượng tôm thế giới giảm 3,5%, đạt 4,0 triệu tấn vào năm 2012. Sau khi EMS trở thành dịch ở Thái Lan và lây lan sang Việt Nam và Trung Quốc, sản lượng giảm mạnh hơn 11,1% trong năm 2013, đạt 3,58 triệu tấn. Đó có thể là 90% nguyên nhân khiến giá tôm tăng từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2014.

Nguồn cung giảm do tác động của EMS ở 2 nước. Từ 599.600 tấn trong năm 2012, sản lượng tôm của Thái Lan đã giảm 58% xuống 250.000 tấn trong năm 2014- và có thể phục hồi tới mức 300.000 tấn vào năm 2015. Sản lượng tôm của Trung Quốc giảm 29%, từ 1,7 triệu xuống 1,2 triệu tấn. Mặc dù sản lượng của Trung Quốc không giảm nhiều như Thái Lan, nhưng tiêu thụ trong nước tăng làm hạn chế XK,  càng ảnh hưởng đến thị trường thế giới.

Các nước sản xuất đang nổi đã tận dụng lợi thế. Sản lượng tôm ở Indonesia tăng 19,5%,  tăng 13,8% ở Ecuador và 41% ở Ấn Độ. XK tăng nhanh hơn, trong đó XK của Ecuador tăng 39%, từ 200.000 tấn lên 278.000 tấn trong 2 năm qua. XK tôm của Ấn Độ đạt 229.000 tấn trong năm 2012, 345.000 tấn trong năm 2014 và 381.000 tấn trong năm 2015 – tăng hơn 66% trong 3 năm.

Sản lượng của các nước sản xuất mới nổi có thể không bù được sản lượng giảm tại Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam. Đặc biệt, XK tôm của Thái Lan giảm 71% hoặc 384.000 tấn, từ 540.000 tấn trong năm 2012 xuống 156.000 tấn trong năm 2014 và GAA ước tính đạt khoảng 240.000 tấn trong năm 2015. Trong khi Trung Quốc gần hồi phục hoàn toàn sau EMS, tiêu thụ trong nước tăng làm giảm 1/3 XK từ 330.000 tấn trong năm 2012 xuống 220.000 tấn vào năm 2015 và có thể đạt 245.000 tấn trong năm nay.

Sau khi tăng 14%, sản lượng giảm liên tiếp trong 2 năm từ mức 580.000 tấn trong bối cảnh giá cao kỷ lục, năm 2014 sản lượng tôm thế giới phục hồi mạnh mẽ 21% với 4,31 triệu tấn. Sản lượng tôm Thái Lan giảm 60% so với mức trước EMS và giảm 25% tại Trung Quốc, trong khi sản lượng tăng ở Ấn Độ, Indonesia Ecuador, Ecuador và Việt Nam. Ấn Độ đã XK 300.000 tấn và vượt vị trí Thái Lan, nước XK hàng đầu Đông Nam Á.

Tuy nhiên, cơn sốt giá khiến cho tiêu thụ tôm bình quân đầu người tại Mỹ và EU giảm. Khi nguồn cung  phục hồi, giá giảm gần 50% từ mức cao kỷ lục năm 2014 và làm mất động cơ mở rộng sản xuất. Lợi nhuận giảm, kinh tế suy thoái ở các thị trường tiêu thụ chính khiến các nhà sản xuất thận trọng.

Lo ngại nguy cơ bùng phát EMS và lợi nhuận giảm khiến sản lượng ở Ấn Độ, Ecuador và Indonesia giảm sau nhiều năm đẩy mạnh sản xuất.

Thời tiết xấu ở Trung Quốc và bùng phát EMS tại Mexico và Mỹ Latinh, sản lượng tôm thế giới năm 2015 lại giảm 2,5% hoặc 100.000 tấn, xuống 4,2 triệu tấn. Mặc dù nguồn cung tăng mạnh ở Ấn Độ và Mỹ Latin, nhưng sản lượng tôm ở Châu Á vẫn giảm ít nhất 100.000 tấn so với mức đỉnh 1,9 triệu tấn của năm 2010.

Tuy nhiên nhìn về phía trước, GAA lạc quan hơn vào sự phát triển kỹ thuật mới và cho rằng sản lượng tôm thế giới không thể giảm nữa sau khi chạm đáy 4,2 – 4,3 triệu tấn. Nếu không có thêm dịch bệnh gì, dự kiến sản lượng tôm thế giới 2 năm tới sẽ tăng 7% mỗi năm. Dự báo sản lượng tôm toàn cầu sẽ đạt khoảng 4,5 triệu tấn năm 2016 và 4.8 triệu tấn trong năm 2017. Có những lý do hợp lý để đưa ra dự báo lạc quan này và chỉ có một yếu tố tiêu cực.

Một mặt, khi Thái Lan có giải pháp cho EMS, họ sẽ tăng sản lượng, mặt khác năm 2016 điều kiện nuôi tôm của Trung Quốc trở lại bình thường sẽ tăng sản lượng của nước này. Kinh tế trong nước và tiêu thụ nội địa giảm sẽ khiến cho XK tăng.

Tuy nhiên, mặt bằng giá thấp và nhu cầu vẫn giảm sẽ khiến việc tăng sản lượng bị hạn chế. Nhưng giá thức ăn nuôi tôm thấp hơn nhiều so với 5 năm trước nên giá tôm thấp có thể không tác động nặng nề đến sản lượng.

Vì vậy, nhìn chung, những cải thiện về kỹ thuật và biến động thị trường sẽ tác động tích cực đến sản lượng tôm với mức tăng tương ứng 6% và 8% trong 2 năm và XK tăng 10%. 

Vasep, 01/03/2016
Đăng ngày 01/03/2016
Lê Hằng
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Giải thích cơ chế cắt tảo ao nuôi bằng vi sinh

Trong quá trình nuôi tôm, sự xuất hiện và phát triển quá mức của các loại tảo độc như tảo lam, tảo giáp hay tảo mắt,… luôn là một thách thức lớn đối với người dân.

Ao nuôi
• 14:34 28/11/2024

Tôm sinh thái của Việt Nam: Mở khóa tiềm năng tại thị trường Châu Âu và Hoa Kỳ

Khi người tiêu dùng ở châu Âu và Hoa Kỳ ngày càng coi trọng sức khỏe và các mối quan tâm về môi trường, tôm sinh thái đang nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản.

Tôm sú
• 14:34 28/11/2024

Từ loài cá gây sợ hãi đến món ăn sánh ngang với tôm hùm

Trước đây, cá thầy tu là một trong những loài cá được cho là sở hữu ngoại hình lập dị nhất thế giới đại dương và thậm chí còn từng bị nước Pháp cấm săn bắt và buôn bán vì nó mang lại nỗi khiếp sợ cho khách hàng.

Món cá
• 14:34 28/11/2024

Giải quyết vấn đề nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm là một trong những vấn đề nghiêm trọng mà người nuôi tôm phải đối mặt. Loại nấm này gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm, thậm chí dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế.

Nấm đồng tiền
• 14:34 28/11/2024

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 14:34 28/11/2024
Some text some message..