Chất dẫn dụ trong thức ăn thủy sản

Bài viết cung cấp lợi ích của chất dẫn dụ trong thức ăn thủy sản và những loại được dùng phổ biến trên thị trường.

Chất dẫn dụ trong thức ăn thủy sản
Động vật thủy sản có vị giác và khứu giác nhạy cảm. Hình minh họa

Lợi ích của chất dẫn dụ với thức ăn động vật thủy sản

Thức ăn tự nhiên của tôm cá có những chất dẫn dụ, những chất này hấp dẫn với tôm cá và làm cho chúng tìm đến và ăn nhiều. Thức ăn viên tổng hợp, đặc biệt thức ăn chứa nhiều nguyên liệu thực vật trên cạn sẽ không hấp dẫn đối với các loài động vật thủy sản. Do đó chất dẫn dụ được thêm vào để tăng sự hấp dẫn của thức ăn (Lê Thanh Hùng, 2010).

Chất dẫn dụ thuộc về một nhóm nhỏ của các chất hóa học như các acid amin tự do, nucledotides, nucleoside, betaine và một phần của các amonium base (Takeda và Takii,1991), các chất dẫn dụ có nguồn gốc động vật thường là bột krill, bột mực, bột gan mực,… được bổ sung từ 1 đến 6% (Yacoob và Suresh, 2003; Walker và ctv., 2005).

Việc bổ sung chất dẫn dụ vào thức ăn có tác dụng làm tăng vị ngon của thức ăn và làm tăng khả năng sử dụng thức ăn của tôm (Browdy và ctv., 2006) và giảm lượng thức ăn thừa của tôm thải ra  (Lee and Meyers, 1997; Sanchez và ctv., 2005).

Động vật thủy sản có vị giác và khứu giác nhạy cảm hơn động vật trên cạn. Do đó, trong thức ăn cho tôm cá chất dẫn dụ luôn là một phụ gia quan trọng. Hợp chất dẫn dụ hiệu quả nhất đối với thủy sản là các acid amin tự do hiện diện dồi dào trong dịch chiết từ tôm và mực. Bột gan mực, bột mực, dịch cá, dịch tôm và nhiều hợp chất hữu cơ khác là các chất dẫn dụ sử dụng trong thức ăn thủy sản. Trong công nghiệp sản xuất chitin từ đầu vỏ tôm, qui trình công nghệ sử dụng acid để khoáng hóa vỏ tôm tiếp theo sử dụng xút để khử protein.

1. Betaine (Trimethyl glycine)

Betaine là hợp chất nitơ phi proteincó nguồn gốc tự nhiên. Betaine có nhiều trong cá biển. Trong công nghiệp chế biến, betaine được sản xuất từ rỉ mật củ cải đường. Betaine vừa là chất cung cấp gốc methyl vừa là chất dẫn dụ động vật thủy sản.

betaine, chất dẫn dụ, chức năng của chất dẫn dụ, thức ăn thủy sản

Cấu tạo betaine (Nguồn Befit.com)

Bổ sung betaine vào thức ăn có hiệu quả trong tăng trọng của ấu niên tôm sú  (Penaflorida và Virtanen, 1996) và tôm thẻ (P.indicus) (Jasmine và ctv,1993). Felix và Sudharsan (2004) bổ sung glycine betaine vào thức ăn tôm càng xanh (M.rosenbergii) hàm lượng 5g/kg thức ăn giúp tôm ăn mạnh hơn, tăng trưởng nhanh hơn và giãm FCR.

Trên tôm sú, trong thí nghiệm tại Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, khi so sánh ảnh hưởng của các loại chất dẫn dụ betaine, dịch cá thủy phân, dầu cá và lecithin, kết quả cho thấy, sau 30 phút cho ăn lượng thức ăn tiêu thụ nhiều nhất ở lô bổ sung 2% betaine (tiêu thụ 80,8% thức ăn trong sàng ăn) (Lê Thanh Hùng, 2010).

2. Dịch cá/tôm thủy phân

Dịch cá thủy phân là sản phẩm của công nghiệp chế biến phụ phẩm cá, màu vàng nâu. Hàm lượng protein dao động 62-80%, tùy theo mùa vụ và giống loài sử dụng. Trong đó hợp chất nitơ phi protein chiếm tỉ lệ cao. Dịch cá thủy phân chứa các acid amin tự do và các peptide nên được sử dụng trong thức ăn thủy sản như chất dẫn dụ. Thí nghiệm bổ sung 2% dịch cá thủy phân vào thức ăn tôm, tôm ăn nhiều thức ăn trong sàng ăn (Lê Thanh Hùng, 2010)

Dịch tôm thủy phân là sản phẩm của quá trình chế biến phụ phẩm tôm, thường thì phụ phẩm gồm đầu và vỏ tôm. Hàm lượng chitin, protein, khoáng và carotenoid rất rộng. Protein chiếm 50-60%, khoáng 30-50%, chitin 13-42%. Ngoài ra trong dịch tôm thủy phân còn chứa các acid amine, betain có vai trò dẫn dụ trong thức ăn tôm ( Lê Thanh Hùng, 2010). Quá trình thủy phân phụ phẩm tôm có thể cho ra glucosamine (Ferrer và ctv, 1996).

3. Bột ruốc

bột ruốc, chất dẫn dụ, chức năng của chất dẫn dụ, thức ăn thủy sản

Việc bổ sung bột krill vào thức ăn TCT có tác dụng làm tăng vị ngon của thức ăn (Derby và ctv, 2016). Những nghiên cứu về bột ruốc được tiến hành đầu tiên vào những năm 1970, chủ yếu là những nghiên cứu đánh giá về giá trị dinh dưỡng trong thức ăn (Olsen và ctv, 2006). Mặc dù có một số sự thống nhất về việc sử dụng bột ruốc trong thức ăn của cá nhưng những thông tin về nghiên cứu sử dụng bột ruốc trên tôm vẫn còn khan hiếm. Những nghiên cứu về sử dụng bột ruốc trên tôm chủ yếu về tăng trưởng hoặc để thúc đẩy lượng ăn (Córdova-Murueta và García-Carreno, 2002; Williams và ctv, 2005).

4. Bột gan mực

bột gan mực, chất dẫn dụ, chức năng của chất dẫn dụ, thức ăn thủy sản

Bột gan mực (nguồn: Internet)

Bột gan mực được chế biến từ phế phẩm của công nghệ chế biến mực. Trong chế biến mực đông lạnh, một tỉ lệ lớn nội tạng, đầu, vây bơi,da,… không dùng trong thực phẩm được chế biến thành bột gan mực. Chúng được thủy phân cho ra dung dịch bao gồm: peptide, acid amine, lipid,… phần được ly tâm cho ra dầu gan mực. Trong khi phần còn lại được cho thêm chất nền như: vỏ đậu nành rồi sấy khô cho ra bột gan mực. Bột gan mực chứa một tỉ lệ cao các acid amine tự do, nên dẫn dụ tôm cá rất cao.

Thành phần protein của bột nhuyễn thể khá cao, trung bình 70-80%. Bột gan mực có hàm lượng protein khoảng 50%, vì cấu tạo từ 2/3 vỏ đậu nành, chứa tỉ lệ cao glycine và betaine.

5. Bột cá

Thức ăn thủy sản tôm và cá biển sử dụng một tỉ lệ rất cao bột cá (30-40%). Nhiều công trình nghiên cứu nhằm thay thế bột cá trên thức ăn tôm (Suárez và ctv, 2009) và thức ăn cá biển (Kaushik, 2004) bằng các nguồn protein thay thế khác như các loại protein thực vật (các loại khô dầu) hay các protein động vật (bột gia cầm. bột huyết, bột xương thịt...).

Tuy nhiên việc thay thế không hoàn toàn và vẫn phải sử dụng một tỉ lệ cao bột cá trong thức ăn tôm và cá biển. Một trong những lý do hạn sử dụng các protein thay thế là khả năng dẫn dụ kém của các protein này (Tacon, 2009). Do đó, dịch thủy phân nội tạng mực được sử dụng bổ sung vào thức ăn thủy sản để giúp giảm tỉ lệ sử dụng bột cá mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn. Thông thường thức ăn tôm phải sử dụng 2-3% bột gan mực trong công thức sản xuất (Tacon, 2009). Trên thế giới có nhiều công trình nghiên cửu sử dụng bột gan mực trong thức ăn thủy sản như trên cá chẽm (Lateolabrax japonicus) (Kangsen Mai và ctv, 2006), cá vền biển (Sparus aurata) (Kolkovski và Tandler, 2000), tôm sú (Penaeus monodon) (Smith và ctv, 2005), cá bơn Paralichthys olivaceus (Kim và ctv, 2009).

Đăng ngày 17/07/2017
TRỊ THỦY
Nguyên liệu

Thức ăn tự chế cho cá cảnh: Đơn giản và hiệu quả

Việc nuôi cá cảnh không chỉ là sở thích mà còn là một cách thư giãn, giúp kết nối con người với thiên nhiên. Một trong những yếu tố quan trọng nhất để nuôi cá cảnh khỏe mạnh chính là chế độ dinh dưỡng.

Cá cảnh
• 10:23 20/01/2025

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Tôm sú hay tôm thẻ: Loại nào ngon hơn cho món lẩu ngày Tết?

Tết Nguyên Đán là dịp lễ gia đình quay quần, cùng nhau chuẩn bị những bàn ăn đậm đà, phong phú.

Lẩu hải sản
• 12:11 22/01/2025

Tôm ruột cong: Nguyên nhân và biện pháp phòng trị

Tôm ruột cong là một trong những hiện tượng phổ biến nhưng gây không ít lo lắng cho người nuôi tôm. Khi mắc phải tình trạng này, tôm thường yếu, giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng, dễ bị bệnh, và có nguy cơ chết cao.

Tôm ruột cong
• 12:11 22/01/2025

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 12:11 22/01/2025

Vai trò dinh dưỡng của thủy sản trong bữa ăn hằng ngày và lợi ích bất ngờ

Thủy sản từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của nhiều gia đình. Với sự phong phú về chủng loại và giá trị dinh dưỡng, các món ăn từ thủy sản không chỉ ngon miệng mà còn mang lại vô số lợi ích cho sức khỏe.

Thủy sản
• 12:11 22/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:11 22/01/2025
Some text some message..