Chế biến thủy sản theo chuỗi

Vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hàng năm có sản lượng thủy sản từ khai thác, nuôi trồng hơn 3,2 triệu tấn, cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản (XKTS). Dù có nhiều lợi thế để phát triển nhưng đến nay, vì nhiều lý do ngành công nghiệp này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, trong đó chủ yếu do khâu chế biến còn ở trình độ thấp, giá trị gia tăng chưa cao, sản xuất còn đơn lẻ, chưa tạo thành liên kết chuỗi.

thức ăn thủy sản
Ảnh minh họa (Internet)

*Tiềm năng chưa được đáp ứng

ĐBSCL hiện có 276 cơ sở chế biến thủy sản, chiếm 47% cơ sở của cả nước, trong đó 270 cơ sở đủ điều kiện xuất khẩu hàng thủy sản vào EU, với 235 nhà máy có tổng công suất chế biến trên 1,2 triệu tấn/năm, chiếm gần 86% công suất chế biến thủy sản đông lạnh cả nước. Sản phẩm thủy sản của ĐBSCL đã được tiêu thụ ở 165 thị trường các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là những thị trường trọng điểm, giàu tiềm năng như: EU, Đông Âu, Mỹ, Canada, Brazil, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… với doanh số xuất khẩu hàng năm xấp xỉ 5 tỷ USD.

Song song với xuất khẩu, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa cũng được chú trọng phát triển. Nhiều mặt hàng thủy sản nội địa đã được chế biến hợp với thị hiếu người tiêu dùng trong nước với chất lượng ngày càng cao, mẫu mã, bao bì không ngừng cải tiến được tiêu thụ tại những siêu thị ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, một số thành phố lớn và các chợ trên khắp cả nước.

Ngoài ra, ngành công nghiệp chế biến XKTS ở ĐBSCL còn giải quyết việc làm cho hàng triệu công nhân lao động, tạo động lực cho nghề khai thác đánh bắt và nuôi trồng thủy sản phát triển, với giá trị sản xuất thủy sản chiếm hơn 35% trong giá trị sản xuất nông nghiệp (hơn 78% tổng giá trị XKTS cả nước) và hơn 12% tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế trong vùng.

Mặc dù vậy, theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ngành công nghiệp chế biến XKTS của ĐBSCL còn nhiều hạn chế, bất cập. Mặt hàng cá tra hiện chủ yếu là chế biến phile xuất khẩu, chiếm 90 - 98%; các mặt hàng tôm, mực và thủy hải sản khác, tỷ lệ sản xuất chế biến sản phẩm đạt giá trị gia tăng chưa cao, chỉ khoảng 30 - 50% so với tổng sản lượng XKTS. Điều đó cho thấy chế biến XKTS của ĐBSCL đang ở trình độ thấp, phần lớn là chế biến thô, giá trị kinh tế không cao. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu đối với các sản phẩm chủ lực như: tôm sú sinh thái, cá tra, tôm, nghêu, sò huyết, cua biển… gắn với chỉ dẫn địa lý, xuất xứ nguồn gốc chưa được thực hiện hiệu quả.

Ngoài ra, các hoạt động triển lãm, quảng bá, xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư còn thiếu chuyên nghiệp, thiếu nguồn đầu tư và nguồn nhân lực có kinh nghiệm, tay nghề cao. Các nhà máy chế biến thủy sản trong vùng hiện nay chỉ hoạt động khoảng 60 - 70% công suất thiết kế do nguồn nguyên liệu phụ thuộc mùa vụ, quy hoạch nhà máy chế biến chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu. Đây là những điểm hạn chế, yếu kém do chưa thực hiện liên kết giữa các tỉnh, các cụm vệ tinh, các chuỗi sản xuất sản phẩm thủy sản chủ lực trong vùng ĐBSCL.

*Định hướng phát triển

Theo Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn, Trưởng nhóm tư vấn Dự án Khảo sát và đánh giá thí điểm các tỉnh trong việc hình thành các trung tâm phát triển thủy sản vùng ĐBSCL do Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện, từ nay đến năm 2020, ĐBSCL cần tập trung phát triển công nghiệp chế biến XKTS theo hướng quy hoạch hợp lý, bền vững và hiệu quả trên cơ sở tăng cường liên kết giữa các tỉnh phát triển chuỗi sản xuất những ngành hàng thủy sản theo cụm vệ tinh quanh các trung tâm phát triển vùng.

Cụ thể là xây dựng mạng lưới thông tin kết nối tất cả các tỉnh vệ tinh, cụm vệ tinh thông qua chuỗi sản xuất ngành hàng và cơ chế chia sẻ, cung cấp thông tin, chia sẻ lợi ích theo chuỗi giá trị. C ác nội dung, dữ liệu, số liệu cần thiết về nguồn nguyên liệu, thị trường, giá cả, cơ chế, chính sách… cần được cập nhật thường xuyên, liên tục cho các tỉnh và doanh nghiệp nắm bắt kịp thời để cùng chia sẻ, đề ra biện pháp ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các tỉnh vùng ĐBSCL liên kết, phối hợp trong công tác xúc tiến thương mại, mời gọi đầu tư, xây dựng thương hiệu và chỉ dẫn địa lý đối với từng đối tượng, sản phẩm thủy sản, trước mắt là con cá tra, tôm sú và một số đối tượng chủ lực khác theo từng cụm vệ tinh. Cùng với đó là liên kết trong quản lý chất lượng, từ khâu khai thác đánh bắt, nuôi trồng, chế biến đến người tiêu dùng.

Hiện nay, các nhà máy chế biến thủy sản đang được phân bố theo vùng nguyên liệu tập trung, hình thành những cụm chế biến các sản phẩm thủy sản chủ lực như: cụm chế biến thủy hải sản ở Kiên Giang, cụm chế biến tôm ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng; cụm chế biến các sản phẩm cá tra ở Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long; cụm chế biến nước mắm ở Phú Quốc (Kiên Giang).

Tiến sĩ Ngô Anh Tuấn cho rằng, cần hình thành Trung tâm phát triển thủy sản Cần Thơ gắn với vùng nuôi trồng thủy sản của ĐBSCL và Trung tâm nghề cá lớn Kiên Giang gắn với ngư trường Tây Nam bộ với vai trò nòng cốt là các tổ chức hiệp hội, doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước các địa phương và đại diện nông dân tham gia. Hai trung tâm thủy sản này không những làm cầu nối liên kết các tỉnh vệ tinh, cụm vệ tinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chế biến xuất khẩu mà còn mời gọi, thu hút dự án FDI, vốn ODA trong lĩnh vực thủy sản cho ĐBSCL.

Đối với chế biến thủy sản, trên cơ sở rà soát quy hoạch theo vùng nguyên liệu tập trung và ổn định, đầu tư nhà máy hợp lý và hiện đại, các địa phương cần kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép đầu tư các nhà máy, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng thừa công suất chế biến như hiện nay. Bên cạnh việc tập trung đầu tư chiều sâu công nghệ, thiết bị máy móc để tăng sản lượng chế biến các mặt hàng có giá trị gia tăng, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm thủy sản ĐBSCL, các doanh nghiệp cần tăng cường kiểm soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong chế biến.

Ngoài ra, ĐBSCL có kế hoạch đầu tư Trung tâm nghiên cứu thị trường và sàn giao dịch thông tin thủy sản (tại Cần Thơ) để hỗ trợ, kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh thủy sản của các tỉnh trong vùng với cả nước cũng như thị trường thủy sản quốc tế. Song song với đó là đầu tư Trung tâm triển lãm, xúc tiến thương mại thủy sản để hỗ trợ việc giao lưu, quảng bá thương hiệu thủy sản ĐBSCL, gắn kết các hoạt động thương mại thủy sản với các hoạt động sản xuất thủy sản và các hoạt động giao thương quốc tế./.

Báo Tin Tức, 31/01/2014
Đăng ngày 01/02/2014
Lê Huy Hải
Kinh tế

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 09:56 14/01/2025

Xuất khẩu tôm 2024: Hành trình giữ vững vị thế ngành tôm Việt Nam

Năm 2024, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường duy trì vị thế xuất khẩu mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức. Từ việc phục hồi nhu cầu tại các thị trường lớn đến những chiến lược phát triển bền vững, cùng khám phá hành trình đầy thách thức nhưng cũng đầy tiềm năng của ngành tôm Việt Nam.

Tôm
• 10:37 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 08:00 11/01/2025

Các cơ sở chế biến thủy sản đang tăng khối lượng để phục vụ dịp tết

Dịp Tết Nguyên Đán không chỉ là thời gian để người dân sum vầy, mà còn là giai đoạn cao điểm cho ngành chế biến thủy sản. Nhu cầu về thực phẩm tăng vọt trong dịp này đã khiến các cơ sở chế biến đẩy mạnh sản xuất để cung ứng hàng hóa ra thị trường.

Cơ sở chế biến thủy sản
• 09:53 08/01/2025

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 21:23 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:23 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 21:23 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 21:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 21:23 14/01/2025
Some text some message..