Chế biến, tiêu thụ thủy sản: Bỏ ngỏ thị trường nội địa

Dù đạt giá trị xuất khẩu trên 9 tỷ USD trong năm 2018, nhưng nhiều sản phẩm thủy sản lại “vắng” trên thị trường nội địa, do rào cản từ thủ tục và “vênh” với các quy định của quốc tế.

Chế biến, tiêu thụ thủy sản: Bỏ ngỏ thị trường nội địa
Chế biến sản phẩm "cá chuồn một nắng" tại Công ty TNHH MTV Thương mại Hoàng Rin.

Theo kết quả khảo sát của Bộ NN&PTNT, năm 2020, mức tiêu dùng thủy sản bình quân trong nước có khả năng đạt 33 -35kg/người/năm. Cùng với đó, mỗi năm Việt Nam đón hàng chục triệu khách du lịch quốc tế, nên thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa có tiềm năng rất lớn.

Quốc tế chấp nhận, nội địa từ chối

“Không chỉ hồ sơ, thủ tục hành chính rườm rà, mà doanh nghiệp (DN) còn bị các kênh bán lẻ nội địa “làm khó”, bởi yêu cầu mức chiết khấu cao. Đã thế, những tiêu chuẩn, quy định về chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh có trong sản phẩm thủy sản "vênh" giữa trong nước và quốc tế”, đại diện DN chế biến thủy sản K.N, tại KCN Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) cho biết.

Theo đó, Việt Nam chỉ ban hành mức giới hạn tối đa cho phép (MRL) cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng trong sản phẩm thủy sản, chứ chưa ban hành Quy định giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu (MPRL) theo chuẩn quốc tế.

Vì vậy, nhiều mặt hàng thủy sản có dư lượng hóa chất, kháng sinh dưới ngưỡng cho phép của MPRL (theo quy định của Liên minh Châu Âu, thì không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng), nhưng các siêu thị, kênh bán lẻ nội địa lại “từ chối” phân phối. Đơn cử như chất chloramphenicol, dù là một chất cấm trong thủy sản, nhưng hàm lượng dưới mức cho phép (0,3 ppb, đơn vị phần tỷ) và đạt yêu cầu để xuất khẩu sang các nước Châu Âu, nhưng lại bị thị trường nội địa từ chối!

Từ chối các mặt hàng thủy sản đủ điều kiện xuất khẩu, nhưng thị trường nội địa lại tiêu thụ mạnh các sản phẩm nhập khẩu. Lợi dụng tâm lý này, cộng với nguồn nguyên liệu dồi dào, giá nhân công rẻ, nên nhiều DN chế biến thủy sản nước ngoài tập trung xây dựng cơ sở, nhà máy chế biến.

Điều oái năm là, các sản phẩm này sau khi xuất khẩu, lại được các kênh bán lẻ nội địa nhập khẩu, để bán cho người tiêu dùng trong nước, với giá khá cao. Ngay như trên địa bàn tỉnh, hằng năm chỉ có chưa đến 10% tổng sản lượng thủy sản (khoảng 20 nghìn tấn) được chế biến, còn lại xuất bán thô, nên giá trị cạnh tranh thấp.

Để khắc phục tình trạng này, bên cạnh sự nỗ lực của DN, thì các ngành chức năng cần hỗ trợ DN trong việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng thủy sản; nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng... để tạo niềm tin cho người tiêu dùng. “Điều tiên quyết là cần sớm liên thông tiêu chuẩn trong nước với quốc tế, để vừa tạo cơ hội cho DN trong nước, vừa giúp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm “Made in Việt Nam” đạt chuẩn quốc tế, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm”, đại diện DN chế biến thủy sản K.N kiến nghị.

Tìm hướng đi riêng

Trong khi chờ đợi sự thay đổi, một số DN chế biến thủy sản trong tỉnh đã tự tìm hướng đi riêng cho mình. Đơn cử như Công ty TNHH MTV Thương mại Hoàng Rin tiên phong chế biến sản phẩm “Cá chuồn một nắng”. Từ khi chế biến thành công sản phẩm này, phần lớn lượng cá chuồn tươi trong tỉnh được DN thu mua, bình quân mỗi ngày trên 15 tấn. Vì vậy, dù chính vụ thu hoạch, nhưng giá cá chuồn tươi vẫn ổn định ở mức cao, từ 35 – 40 nghìn đồng/kg.

“Không chỉ là sản phẩm thủy sản, mà chúng tôi định hướng phát triển cá chuồn một nắng gắn với sản phẩm du lịch, để tăng giá trị của cá chuồn, góp phần giúp ngư dân có thêm nguồn thu nhập. Hiện chúng tôi đang tập trung thực hiện các thủ tục liên quan và đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho sản phẩm, trước khi đưa vào các siêu thị, kênh phân phối nội địa trong và ngoài tỉnh”, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Hoàng Rin Dương Văn Rin cho biết.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 04/04/2019
Mỹ Hoa
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 15:56 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 15:56 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 15:56 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 15:56 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 15:56 25/04/2024