Chi 16 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền chế biến ngao xuất khẩu EU

Nhờ sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng và các yêu cầu nghiêm ngặt, mỗi năm, Công ty TNHH nghêu Thái Bình xuất đi châu Âu và Mỹ khoảng 5.000 tấn ngao chế biến. Tổng doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 120 tỷ đồng.

Chi 16 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền chế biến ngao xuất khẩu EU
Một công ty đang chế biến ngao

Thái Bình là tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, có vùng bãi triều rộng khoảng 25.000 ha, thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ. Trong đó, nghề nuôi ngao (nghêu) là một trong những thế mạnh của địa phương, phát triển chủ yếu ở 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy.

thu hoạch ngao

Nông dân Thái Bình cào ngao. Ảnh: ngaothaibinh.

Tận dụng lợi thế nguồn ngao nguyên liệu dồi dào, tháng 4/2010, Công ty TNHH nghêu Thái Bình được thành lập tại cụm công nghiệp Cửa Lân, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, mở ra quy trình sản xuất ngao đông lạnh nguyên con. Để làm được điều này, công ty đầu tư khoảng 16 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền chế biến ngao đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường EU.

Theo ông Nguyễn Hùng Thắng, Giám đốc công ty, trước đây, doanh nghiệp cũng tiến hành nuôi trồng ngao thương phẩm, tuy nhiên, để tập trung tốt hơn cho sự vận hành của nhà máy, công ty chuyển hẳn sang chế biến ngao. Nhờ sản phẩm đạt chuẩn về chất lượng và các yêu cầu nghiêm ngặt nên từ năm 2013 đến nay, sản phẩm ngao đông lạnh của nhà máy chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Trung bình mỗi năm, công ty xuất đi thị trường châu Âu và Mỹ trên 5.000 tấn, tổng doanh thu xuất khẩu đạt khoảng 120 tỷ đồng.

Chia sẻ về lý do không tiêu thụ ngao tại thị trường nội địa, ông Thắng cho biết, do ngao là loại nhuyễn thể vỏ nặng, cước vận tải trong nước lại cao, nên nếu tiêu thụ tại thị trường nội địa, công ty sẽ bị lỗ. Hơn nữa, thông thường, khi nhập hàng trong nước, công nợ thường bị kéo dài, chưa kể tới khả năng khó thu hồi nợ. Trong khi đó, xuất khẩu ngao đi nước ngoài lại được thanh toán trực tiếp, chi phí vận chuyển giảm, giá bán lại cao hơn.

Bên cạnh đó, ông Thắng cũng chia sẻ, hiện nay, vấn đề nan giải mà doanh nghiệp phải đối mặt là thiếu vốn. Nhà máy được đầu tư với chi phí lớn, công suất vận hành lên tới 10.000 tấn ngao mỗi năm nhưng công ty mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn một nửa ngao nguyên liệu phục vụ chế biến.

"Điều nghịch lý là nhà máy nằm ngay trung tâm của vùng ngao Tiền Hải nhưng lại thiếu nguyên liệu, trong khi đó, hàng nghìn tấn ngao của bà con địa phương nằm ngoài bãi chờ thu hoạch, hoặc nếu thu hoạch xong lại phải bán với giá rẻ cho các kênh thương lái khác. Do đó, nếu có đủ vốn để thu mua, công ty vừa giải quyết được bài toán nguyên liệu, vừa giúp bao tiêu ngao thương phẩm của bà con trong vùng, giảm thiểu rủi ro bị tư thương ép giá", ông Thắng phân tích.

VNExpress
Đăng ngày 19/05/2017
Minh Thư
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 23:43 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 23:43 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 23:43 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:43 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 23:43 26/12/2024
Some text some message..