Chi tiết chương trình kiểm soát cá da trơn xuất khẩu sang Mỹ

Bộ NN&PTNT vừa có Quyết định ban hành “Chương trình kiểm soát an toàn thực phẩm cá và các sản phẩm cá Siluriformes xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ”. Quyết định có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngay ban hành (22/5/2020) và thay thế Quyết định 3379 ngày 15/8/2017 của Bộ NN&PTNT.

Chế biến cá tra
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: Cảnh Kỳ

Theo đó, chương trình này quy định các điều kiện và hoạt động kiểm soát của cơ quan thẩm quyền Việt Nam đối với điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) tại các cơ sở nuôi, vận chuyển, giết mổ/chế biến, bảo quản cá và sản phẩm cá bộ Siluriformes (gọi tắt là cá da trơn – chủ yếu là cá tra) xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ; hoạt động đăng ký, thẩm định, chứng nhận cho các lô hàng cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Về đối tượng, chương trình áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân (gọi chung là cơ sở) nuôi, vận chuyển, giết mổ/chế biến, bảo quản, xuất khẩu cá da trơn sang thị trường Hoa Kỳ; các cơ quan thẩm quyền liên quan đến việc kiểm soát điều kiện bảo đảm ATTP; thẩm định và chứng nhận cho lô hàng cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ; phòng thử nghiệm thực hiện phân tích, kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP đối với cá da trơn xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

Cơ quan kiểm soát bao gồm: các chi cục quản lý chuyên ngành về thủy sản thuộc Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm kiểm soát điều kiện bảo đảm ATTP đối với toàn bộ công đoạn nuôi cá da trơn thương phẩm đến thu hoạch theo hướng dẫn của Tổng cục Thủy sản và quá trình vận chuyển theo hướng dẫn Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD).

NAFIQAD và các đơn vị trực thuộc chịu trách nhiệm kiểm soát ATTP trong quá trình vận chuyển, chế biến, bảo quản, xuất khẩu cá da trơn.

Chương trình quy định nhiều nội dung kiểm soát tại các công đoạn nuôi, thu hoạch. Trong đó, yêu cầu đối với cơ sở nuôi cá da trơn cung cấp nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu sang Hoa Kỳ phải được cấp giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản; nằm trong vùng nuôi thủy sản được lấy mẫu giám sát; sử dụng con giống được sản xuất từ cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống đã được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện và đã được kiểm dịch theo quy định; cơ sở nuôi đảm bảo dụng cụ thu hoạch không là nguồn gây mất ATTP đối với cá da trơn…

Kiểm soát điều kiện bảo đảm ATTP cơ sở nuôi (được thẩm định, chứng nhận và giám sát điều kiện bảo đảm ATTP theo quy định…). Kiểm soát tại công đoạn vận chuyển cá đến cơ sở chế biến (yêu cầu đối với việc vận chuyển bằng tàu/ghe, xe; kiểm tra chất lượng cá khi tiếp nhận tại cơ sở chế biến; kiểm soát điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình vận chuyển…).

Kiểm soát tại công đoạn chế biến (yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị; kiểm soát điều kiện bảo đảm ATTP trong quá trình chế biến; giám sát quá trình chế biến; yêu cầu về ghi nhãn sản phẩm…).

Kiểm soát tại công đoạn xuất khẩu (lập danh sách; yêu cầu đối với sản phẩm xuất khẩu; đăng ký thẩm định lô hàng xuất khẩu; thẩm định, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng; xử lý kết quả thẩm định, kiểm nghiệm không đáp ứng quy định; cấp chứng thư và tạm ngừng cấp chứng thư; cấp lại chứng thư, cấp chuyển tiếp chứng thư, giám sát lô hàng sau thẩm định, chứng nhận; xử lý lô hàng bị cảnh báo).

Chương trình cũng quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan, gồm: cơ sở nuôi cá da trơn cung cấp cho cơ sở chế biến xuất khẩu sang Hoa Kỳ; chủ sở hữu phương tiện vận chuyển độc lập như tàu/ghe hoặc xe vận chuyển không thuộc cơ sở chế biến; cơ sở chế biến tham gia vào chương trình; chủ hàng hoặc cơ sở sản xuất lô hàng xuất khẩu; kiểm tra viên tại cơ sở chế biến; trưởng đoàn thẩm định; NAFIQAD; Tổng cục Thủy sản; Cục Thú y; Sở NN&PTNT và phòng thử nghiệm.

Riêng đối với kiểm tra viên thực hiện việc thẩm định, kiểm soát, yêu cầu “Trung thực, khách quan, không có quan hệ về lợi ích kinh tế với các cơ sở; có chuyên môn phù hợp, có năng lực thực hiện thẩm định, kiểm soát ATTP thủy sản, có khả năng đánh giá việc thực hiện các chương trình quản lý chất lượng; đủ sức khỏe để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

Kinh phí phục vụ việc kiểm soát, chứng nhận trong chương trình này được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính.

Tiền Phong
Đăng ngày 27/05/2020
Cảnh Kỳ
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 09:26 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 09:26 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 09:26 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 09:26 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 09:26 17/02/2025
Some text some message..