Chiêm ngưỡng mô hình sông trong ao điển hình

Với sự mạnh dạn đổi mới công nghệ mới trong nuôi thủy sản, Hợp tác xã Thủy sản Hòa Phong (xã Hòa Phong, huyện Mỹ Hào) trở thành mô hình điển hình của tỉnh Hưng Yên trong việc thực hiện thành công quy trình nuôi cá sạch theo mô hình tạo sông trong ao, đem lại doanh thu hàng chục tỷ đồng hàng năm.

Chiêm ngưỡng mô hình sông trong ao điển hình
Toàn cảnh hệ thống nuôi cá diêu hồng theo mô hình tạo sông trong ao độc đáo của hợp tác xã nuôi trồng Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, Hưng Yên.

Bà Đỗ Thị Thắm- Chủ nhiệm Hợp tác xã Thủy sản Hòa Phong cho biết, mô hình nuôi cá sạch theo tiêu chuẩn VietGap với kỹ thuật nuôi cá theo công nghệ hiện đại “tạo sông trong ao” được bén duyên khi các chuyên gia nước ngoài của công ty Cargill (Mỹ) đến chia sẻ tại hội thảo do huyện Mỹ Hào tổ chức.

Tận dụng không gian rộng 10ha của gia đình, bà Thắm đã tiến hành cải tạo và xây dựng tạo ra những con sông nhỏ trong ao nuôi cá nước ngọt theo kỹ thuật được hướng dẫn chuyển giao. Cùng với sự giúp đỡ kinh phí 600 triệu đồng từ phía huyện Mỹ Hào và tỉnh Hưng Yên cho việc xây dựng 4 bể cá, gia đình bà Thắm đã đầu tư xây dựng thêm 6 bể cá và quyết định thành lập Hợp tác xã Thủy sản Hòa Phong vào năm 2005 để làm mô hình tiên phong về nuôi cá nước ngọt theo kiểu mới. Được biết, sản lượng cá thu hoạch năm đầu tiên thử nghiệm đạt gần 100 tấn. 


Nhân viên hợp tác xã nuôi trồng Hòa Phong  thi công đường ống dẫn khí, một phụ kiện quan trọng của mô hình nuôi cá tạo sông trong ao.


Hệ thống đường ống tạo khí được đặt bên dưới đáy bể.


Cận cảnh những đường ống dẫn khí từ bên ngoài vào bể.


Ở phần phía sau của các bể cá được trang bị máy bơm và máng để hút phân, chất thải từ cá. Nước này sẽ được sử dụng cho tưới tiêu hoa màu.


Khí liên tục được bơm vào các bể để tạo thành dòng chảy cho cá bơi ngược dòng.


Kể từ khi mô hình tạo sông trong ao thành công đến nay, đã có rất nhiều đoàn chuyên gia trong và ngoài nước đến hợp tác xã nuôi trồng Hòa Phong để tham quan, học hỏi kinh nghiệm và hợp tác, chuyển giao công nghệ.

Dưới sự dẫn đường của anh Vũ Duy Hào- người trực tiếp xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho mô hình nuôi cá theo công nghệ mới của Hợp tác xã Thủy sản Hòa Phong, chúng tôi được mục sở thị mô hình “tạo sông trong ao”. Anh Hào cho biết, phương pháp nuôi cá theo mô hình kiểu mới khác hoàn toàn so với cách thức truyền thống. Với mô hình tạo sông trong ao thì bể phải xây bằng bê tông, có độ sâu 120cm, sử dụng lưới inox chắn hai đầu bể để giữ cá vì mật độ nuôi thả cá cao gấp 10 lần so với ao thông thường. Hệ thống máy bơm chuyên dụng sẽ bơm nước liên tục vào bể và tạo thành dòng chảy không khác gì con sông nhỏ để tạo môi trường sống tốt cho cá.Toàn bộ hệ thống đường di chuyển xung quanh các ao nuôi cũng được bê tông hóa, bảo đảm khi trời mưa không mang theo đất cát bẩn xuống làm ô nhiễm nguồn nước nuôi cá.

Công nghệ nuôi cá theo mô hình tạo sông trong ao đã giúp giảm chi phí nuôi, đem lại sản phẩm cá có thịt săn chắc, không có mùi hôi tanh như cá nuôi truyền thống. Bên cạnh đó để tạo nên cá có chất lượng và giữ giá bán ổn định, Hợp tác xã Thủy sản Hòa Phong còn kiểm soát về thức ăn cho cá được mua từ Mỹ, cũng như có sự kiểm soát cao về chất lượng từ khi nuôi đến khi xuất bán.


Chất lượng thịt cá săn chắc, thơm ngon khi nuôi theo mô hình tạo sông trong ao.


Cận cảnh một chú cá diêu hồng được nuôi theo mô hình “sông nhân tạo”.


Ngoài cá diêu hồng, trang trại còn nuôi them các loại cá khác như cá chép, cá trắm, cũng trong những “dòng sông” nhân tạo như thế này.

Hiện tại, Hợp tác xã Thủy sản Hòa Phong có 16 bể nuôi các loại cá: diêu hồng, rô phi, chép, trắm… với sản lượng hàng năm đạt 200 tấn, cung cấp cho các siêu thị Hà Nội như Big C, Siêu thị An Việt và trường học Đoàn Thị Điểm. Đồng thời, sản phẩm cá của Hợp tác xã Thủy sản Hòa Phong cũng cung cấp cho các tỉnh thành khác và trở thành mô hình điển hình để các tỉnh miền Bắc đến tham quan học hỏi kinh nghiệm về chăn nuôi cá sạch theo công nghệ mới./.

Báo Ảnh Việt Nam
Đăng ngày 16/08/2018
Bài Ngân Hà - Ảnh: Công Đạt
Kỹ thuật

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 10:39 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 10:27 28/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 09:57 28/03/2024

Làm thế nào để hạn chế ốc đinh ao tôm

Ốc đinh hay còn gọi là ốc hút, có kích thước nhỏ bé chỉ từ 1cm đến 2cm. Chúng sở hữu hình dạng xoắn ốc độc đáo và thường sinh sống ở những khu vực nuôi tôm, cạnh tranh thức ăn với tôm. Vậy làm thế nào để hạn chế loài ốc này, cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!.

Ốc đinh
• 10:06 27/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 13:39 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 13:39 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:39 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 13:39 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:39 29/03/2024