Chiết xuất nụ đinh hương - thảo dược đa dụng cho cá nuôi

Một nghiên cứu gần đây chỉ rõ vài trò hữu ích rất có tiềm năng sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Chiết xuất nụ hoa Đinh hương có một công dụng rất tốt đối với sức khỏe cá mà ít người biết đến.

Tác dụng nụ đinh hương trên cá
Nụ đinh hương - thảo dược đa dụng trên cá. Ảnh: tildacdn.com

Sự xuất hiện của vi khuẩn gây bệnh xuất huyết nội tạng Aeromonas hydrophila trong các trang trại nuôi cá tại Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung ngày càng phổ biến và thiệt hại lớn về kinh tế, đòi hỏi cần phải có các nghiên cứu để ngăn chặn tác hại bệnh này. Việc sử dụng các tác nhân kiểm soát dịch bệnh từ nguồn gốc hoạt chất sinh học từ thảo dược trong nuôi trồng thủy sản vẫn chưa được người nuôi thật sự quan tâm. 

Hiện nay, việc sử dụng các nhân tố có nguồn gốc thực vật, chẳng hạn như đinh hương, chiết xuất nụ hoa Đinh hương (ECBE), Eugenia caryophyllata, như là lựa chọn thay thế các loại kháng sinh thuần túy. Đinh hương thuộc họ Myrtaceae, thường được gọi là cây đinh hương, là một cây thơm, có nguồn gốc từ Indonesia và được sử dụng như một loại gia vị trong các món ăn ở nhiều nơi trên thế giới. Các nghiên cứu trước đây trên cá cho thấy tinh dầu đinh hương có các tính chất gây tê và kháng vi trùng. Thành phần chính của nó là eugenol chịu trách nhiệm chính cho hoạt tính sinh học của cây này. Các nghiên cứu khoa học trước đây cho thấy tin dầu đinh hương có khả năng giúp cá tăng cường khả năng kháng bệnh xuất huyết lòi mắt so Streptococcus. Tinh dầu đinh hương cũng được nghiên cứu sử dụng như là một chất gây tê hiệu quả, gây mê hiệu quả cho cá. 


Các hoạt chất kháng khuẩn từ thực vật được nghiên cứu mạnh mẽ, bao gồm những loài cây có khả năng chống lại bệnh xuất huyết trên cá. Do đó, nghiên cứu này đã đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chiết xuất nụ hoa Đinh hương (ECBE) trong chế độ ăn đối với hiệu suất sinh trưởng, các phản ứng sinh học, hoạt động chống oxy hóa và khả năng miễn dịch của cá trê phi, Clarias gariepinus

Tác dụng của chiết xuất nụ Đinh hương đối với cá

Cá trê phi Clarias gariepinus (11,7 ± 0,5 g) được cho ăn khẩu phần có chứa chế độ ăn có bổ sung ECBE ở các mức độ khác nhau tương ứng với các nghiệm thức: 0 (đối chứng), 5, 10, hoặc 15g/Kg thức ăn. Mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại. Thí nghiệm được tiến hành trong 12 tuần. Sau khi thử nghiệm cho ăn, cá từ mỗi nghiệm thức sẽ được cho gây nhiễm thực nghiệm với vi khuẩn A. hydrophila bằng cách tiêm vào màng bụng và theo dõi trong 14 ngày để ghi lại bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường và tỷ lệ chết gây ra hàng ngày. 

Kết quả phân tích sau quá trình thí nghiệm cho thấy hiệu suất tăng trưởng của cá và hiệu quả chuyển hóa lượng thức ăn được tăng cường đáng kể với mức độ bổ sung tăng lên của (ECBE0, và mức tối ưu của chiết xuất đinh hương là 15 g/kg thức ăn. Hơn nữa, ECBE trong chế độ ăn của cá còn giúp cải thiện đáng kể chiều dài/chiều rộng và vùng hấp thụ của nhung mao ruột. Do đó, có thể thấy rằng ECBE không những không làm cho cá chậm hấp thu thức ăn mà còn giúp hệ thống tiêu hóa của cá được tốt hơn. 

Đồng thời, quan sát còn cho thấy có sự gia tăng đáng kể trong các giá trị của hồng huyết cầu, hemoglobin, hematocrit, bạch cầu, tiểu cầu, lympho và heterocyte ở nhóm cá được cho ăn bổ sung ECBE trong chế độ ăn theo. Các thông số này là hết sức có lợi cho sức khỏe cũng như hệ thống miễn dịch của cá. 

Tỷ lệ glucose, cholesterol, protein tổng số, globulin và albumin, aspartate aminotransferase (AST), alanine aminotransferase (ALT), alkaline phosphatase (ALP), urê và creatinine được tìm thấy cao nhất trong nhóm cá ăn 15 g ECBE / kg thức ăn, trong khi các giá trị thấp nhất được ghi nhận trong cá cho ăn khẩu phần đối chứng. Góp phần giúp cho hoạt động miễn dịch tự nhiên của cá được cải thiện tốt hơn. 

Ngoài ra, việc bổ sung ECBE trong chế độ ăn của cá còn giúp tăng cường khả năng chống oxy hóa và khả năng miễn dịch. 

Cá chết sau khi thử nghiệm vi khuẩn A. hydrophila cao hơn ở nhóm cá không bổ sung (82,3%) so với khẩu phần ăn giàu chiết xuất đinh hương. Tỷ lệ tử vong cá thấp nhất đã được quan sát thấy trong cá cho ăn 15g ECBE./kh thức ăn. 

Kết luận 

Các kết quả phân tích trên đây đã khẳng định rõ vai trò vô cùng hữu ích của chiết xuất nụ hoa Đinh hương đối với khả năng miễn dịch và sức khỏa của cá. Đồng thời, chúng còn cải thiện khả năng sử dụng thức ăn và hiệu suất tăng trưởng của cá. Thí nghiệm cũng đã chỉ rõ vai trò tăng cường khả năng chống chọi lại với mầm bệnh của cá khi bổ sung ECBE vào thức ăn của cá. Qua đó cung cấp cho người nuôi tại Việt Nam thông tin khoa học về một nguyên liệu thảo mộc vốn đã rất quen thuộc với người dân trong các bài thuốc Đông y. 

Nhóm nghiên cứu: Theo Ibrahim Adeshina, Adetola Jenyo‐Oni, Benjamin O. Emikpe, Emmanuel K. Ajani, Mohsen Abdel‐Tawwab. Báo cáo tiếng anh trên: Onlinelibrary.wiley

Đăng ngày 24/10/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 20:13 07/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 20:13 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 20:13 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 20:13 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 20:13 07/11/2024
Some text some message..