Chọn nuôi tôm thẻ chân trắng hay tôm sú?

Tôm thẻ chân trắng bước vào ngành nuôi tôm của Việt Nam với rất nhiều ưu điểm hấp dẫn như lớn nhanh, nuôi mật độ cao, không bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng... nhưng không ai nhắc đến nhược điểm của loài tôm này.

thu hoạch tôm sú quảng canh
Tôm "ngoại" lấn sân tôm bản địa vào tận mô hình nuôi tôm quảng canh

Khi nuôi tôm sú khó khăn hơn thì người nuôi lại càng chú ý đến tôm thẻ nhiều hơn. Ở buổi đầu thâm nhập tôm thẻ được quy hoạch nuôi từ Vũng Tàu trở ra Bắc. Nhưng ngay sau đó, sức hút của tôm thẻ cộng với khó khăn chồng chất từ nhiều vùng nuôi tôm sú, nhiều vùng nuôi tôm sú truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu Long đã tự chuyển đổi sang tôm thẻ. Vì thế cho đến nay dường như không còn quy hoạch nào rõ ràng để tách biệt vùng nuôi tôm thẻ và tôm sú. 

Hiện trạng nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú

Theo thống kê của FAO, sản lượng tôm thẻ chân trắng và tôm sú trong năm 2011 trên thế giới lần lượt là 3 triệu tấn (chiếm 78%) và 830 nghìn tấn (chiếm 22%). Kết hợp số liệu thống kê các năm trước cho thấy sản lượng tôm sú gần như ổn định qua các năm trong khi sản lượng tôm thẻ chân trắng tăng đáng kể từ năm 2002.

Năm 2011 tỉ lệ sản lượng tôm thẻ chân trắng và tôm sú Việt Nam là 38,4%/61,6% và Việt Nam cũng dẫn đầu thế giới về sản lượng tôm sú với 300 nghìn tấn bỏ xa nước đứng thứ nhì là Indonesia với 187,9 nghìn tấn. Đến thời điểm này thì có lẽ tỷ lệ này đã thay đổi rất nhiều khi mà đa số hộ nuôi chọn tôm thẻ chân trắng.

Tôm sú không còn chỗ đứng?

Hiện nay,  tôm thẻ chân trắng đã gần như được thả nuôi hầu hết các ao nuôi tôm thâm canh thì mảnh đất sống còn lại của con tôm sú chỉ là mô hình nuôi tôm quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm - lúa với sản lượng thấp.

Nhưng tình hình không dừng lại ở đó, con tôm thẻ chân trắng bắt đầu theo các tin đồn hấp dẫn đã bò vào các ao nuôi quảng canh cải tiến. Phần lớn từ những lời quảng cáo ưu điểm của các nhà sản xuất giống, bên cạnh một số người thử cho biết, nhiều người nghe đồn nuôi tôm thẻ chân trắng trúng lắm mà 2 tháng là bắt được rồi... ở nhiều vùng nuôi quảng canh cải tiến của Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang.

Sai lầm khi chọn tôm thẻ chân trắng thay vì tôm sú?

Không thể phủ nhận một số ưu điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú tuy nhiên những ưu điểm này ngày càng mất dần nếu nghĩ kỹ lại và theo thời gian. Nhưng thời gian nuôi ngắn giúp giảm rủi ro là ưu điểm nổi bật nhất của tôm thẻ chân trắng vẫn là ưu điểm giúp cho mọi người tìm đến tôm thẻ chân trắng.

Nếu suy xét kỹ thì so với thôm thẻ chân trắng, tôm sú có rất nhiều ưu thế cần phải kể ra:

- Thị hiếu tiêu dùng: tôm sú có chất lượng thịt thơm ngon, kích thước lớn hơn, được đa số người tiêu dùng ưa chuộng.

- Cung cầu: trong nước sản xuất ổn định, nhu cầu thế giới ít biến động.

- Lợi thế cạnh tranh: sản lượng đứng đầu, diện tích nuôi quảng canh lớn, mô hình tôm lúa phát triển, kinh nghiệm nuôi lâu đời, tôm bản địa thích nghi tốt hơn.

- Kinh tế: giá cao, tỷ suất lợi nhuận cao, vốn đầu tư thấp.

- Môi trường: mật độ nuôi thấp, mức độ thâm canh thấp hơn nên ít ảnh hưởng đến môi trường. Tôm sú là loài bản địa thích nghi và hòa thuận với các loài tôm bản địa khác, hệ sinh thái không bị hủy hoại ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

- Xu thế:

  + Tiêu dùng: nền kinh tế thế giới khủng hoảng hiện nay có thể là nguyên nhân làm nhu cầu tôm thẻ chân trắng tăng. Nhưng khi kinh tế phục hồi xu hướng tiêu dùng sẽ nghiêng về tôm sú với cỡ lớn, thịt ngon mặc dù giá cao hơn.

  + Nuôi trồng: tình hình dịch bệnh tôm diễn biến phức tạp nên rất nhiều nước trên thế giới chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng với nhiều ưu điểm được kể ra từ các nhà sản xuất giống. Nhưng khi sản lượng tăng nhu cầu bão hòa sẽ kéo theo giá giảm trong khi ngược lại giá tôm sú ổn định và có xu hướng tăng.

  + Kỹ thuật: tôm sú đã được gia hóa tôm sú bố mẹ để có thể sản xuất tôm giống sạch bệnh.

tôm su bố mẹ
Tôm sú đã được nghiên cứu gia hóa tôm bố mẹ thì chủ động nguồn giống sạch bệnh không còn là ưu điểm của tôm thẻ chân trắng so với tôm sú.

Có thể nói việc nuôi tôm thẻ ồ ạt hiện nay chỉ là nhất thời trong nhu cầu tiêu dùng nhất thời và đối phó dịch bệnh nhất thời. Trong khi nhu cầu tôm sú vẫn ổn định vì vậy tại sao chúng ta không tranh thủ thời gian này để xây dựng thương hiệu, đầu tư nghiên cứu để tạo ra lợi thế cạnh tranh vững chắc?

Đăng ngày 01/07/2013
Phong @phong
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Sử dụng mật rỉ đường trong nuôi tôm

Mật rỉ đường từ lâu đã được sử dụng trong thâm canh tôm bởi dễ tìm, giá thành rẻ,..mà còn có nhiều công dụng tốt cho ao nuôi như kiểm soát, cân bằng độ pH trong ao hay giúp nuôi cấy vi sinh, tạo màu nước…Tuy nhiên, bà con cần thấu hiểu về liều lượng, nồng độ sử dụng thích hợp cho ao, nâng cao tỷ lệ thành công của vụ nuôi.

Mật rỉ đường
• 16:07 18/03/2024

Rong đáy xuất hiện làm biến động ao nuôi

Rong đáy phát triển trong ao nuôi tôm là vấn đề phổ biến gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe tôm. Việc xử lý rong đáy cần được thực hiện cẩn trọng và đúng cách để đảm bảo an toàn cho tôm và hiệu quả cho ao nuôi.

Ao nuôi
• 15:52 18/03/2024

Chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm mùa hạn hán

Mùa hạn hán thường dẫn đến sự thay đổi đột ngột của các yếu tố môi trường nước như nhiệt độ, độ pH, oxy hòa tan, ... tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển trên cá tôm. Do vậy, việc chủ động phòng dịch bệnh cho cá tôm trong mùa hạn hán là vô cùng quan trọng. 

Ao nuôi tôm
• 14:05 15/03/2024

Nhận biết thời gian thích hợp để cắt mồi cho ao tôm

Quản lý lượng thức ăn tôm tiêu thụ mỗi ngày là công việc quan trọng của người nuôi. Việc này giúp bà con nuôi tôm có thể nhận biết được tình hình tăng trưởng cũng như tình trạng tôm dưới ao có đang ổn định hay không? Nhưng, việc cắt mồi vẫn là một khái niệm còn nhiều thắc mắc, vì vậy hôm nay Tép Bạc sẽ tìm hiểu cùng bà con nhé!

Tôm trong nhá tôm
• 08:00 15/03/2024

Nuôi kết hợp cá chạch lấu với cá heo đuôi đỏ mạng lại lợi nhuận cao

Mô hình nuôi cá chạch lấu kết hợp với cá heo đuôi đỏ trong bể cá lót bạt đặt trong vườn xoài đã mang về nguồn thu nhập hàng tỷ đồng mỗi vụ cho người nông dân ở Đồng Tháp.

Cá chạch lấu
• 18:41 19/03/2024

Top 5 các doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản 2024

Trong nền kinh tế toàn cầu, ngành công nghiệp thủy sản đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao cho các thị trường trên khắp thế giới.

Tôm thẻ
• 18:41 19/03/2024

Những lợi ích của ốc gạo đối với con tôm mà bạn không ngờ tới

Ốc gạo có lẽ là một trong những yếu tố ít được nhắc đến nhưng lại đóng vai trò quan trọng đối với ngành nuôi tôm. Với giá thành thấp, dễ tìm thấy, ốc gạo được xem là nguồn thức ăn tự nhiên hiệu quả đối với con tôm.

Ốc gạo
• 18:41 19/03/2024

Chuẩn bị cho vụ nuôi tôm thắng lợi

Bước vào vụ nuôi tôm đầu năm nay, ngành chức năng Bình Định khuyến cáo người nuôi thực hiện nghiêm các biện pháp kỹ thuật, nhất là chú trọng việc tu bổ bờ, ao, cải tạo ao đúng quy trình; chọn con giống đảm bảo chất lượng, đã qua kiểm dịch; sử dụng thức ăn công nghiệp kết hợp bổ sung thức ăn tươi không gây ô nhiễm môi trường.

Ao nuôi tôm
• 18:41 19/03/2024

Mới có 17,4% cơ sở nuôi tôm được cấp mã số nhận diện

Cục Thủy sản cho biết, kết quả cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi (mã số nhận diện) đối với tôm nước lợ đến nay mới đạt 17,4%, dẫn đến khó khăn trong truy xuất nguồn gốc đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU.

Ao tôm
• 18:41 19/03/2024