Chủ động hội nhập

Hội chợ Quốc tế thủy sản tại Mỹ (IBSS) là hội chợ thủy sản lớn thứ hai thế giới - nơi giới thiệu những loại thủy hải sản mới nhất, các công nghệ và dịch vụ đánh bắt, chế biến, đóng gói tiên tiến nhất hiện nay.

hội chợ thủy sản boston
Gian hàng Việt Nam tại IBSS 2013 có sự tham gia của 17 doanh nghiệp

Với mục đích tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị phần XK tại thị trường quan trọng, liên tục trong 15 năm qua, chưa năm nào các DN thủy sản Việt Nam bỏ lỡ cơ hội tham dự hội chợ này dù chi phí tham gia không hề thấp. Năm 2013, tình hình kinh tế khó khăn cộng với những khó khăn của ngành tôm nên số lượng DN tham gia đã giảm đáng kể, nhưng vẫn còn tới 17 DN tham gia (trước đây 26 DN).

Tuy nhiên, điều đáng nói là dù đã nhiều lần tham gia hội chợ nhưng sản phẩm của DN Việt Nam vẫn không có gì đột phá, sản phẩm đơn điệu, na ná như nhau. Vẫn là những sản phẩm phile cá tra, basa và một vài sản phẩm đơn giản khác được chế biến từ nguyên liệu của hai loại cá này. Trong khi đó, nếu nhìn sang nước bạn, có thể thấy, cách mà DN tham gia hội chợ rất sinh động. Họ trưng bày cả cá sống, sản phẩm đông lạnh và cả sản phẩm đã chế biến cho người tham quan triển lãm dùng thử.

Nhìn rộng ra, có thể thấy rằng đây là tâm lý chung của nhiều DN khi tham gia hội chợ quốc tế. Để tham gia được những hội chợ mang tầm quốc tế, ngoài nguồn kinh phí ít ỏi được Nhà nước hỗ trợ, DN phải đầu tư rất nhiều tiền của, nhưng lại ít thấy “dấu vết” của sự đầu tư công sức, ý tưởng.

Bởi thế, hầu hết DN Việt Nam khi tham gia hội chợ quốc tế đều mang theo tâm lý bị động, hoặc tham gia nhưng không có sự chuẩn bị kỹ càng, có gì dùng nấy. Ngay cả “bộ mặt” của DN là catalogue (giới thiệu danh mục hàng hóa của DN) cũng không thể hiện được tính chuyên nghiệp, không tập trung vào lĩnh vực, ngành hàng kinh doanh chính. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho đối tác rất khó tiếp cận hay nói đúng hơn là ngại tiếp cận với DN Việt Nam.

Hội nhập đồng nghĩa với việc DN có thêm nhiều cơ hội giao thương nhưng cũng đồng nghĩa với việc DN sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Khi nguồn kinh phí cho hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng co hẹp, sự hỗ trợ của Nhà nước với DN ít đi là lúc DN Việt Nam phải trưởng thành hơn trong cách tư duy. Chủ động tìm kiếm bạn hàng, chuyên nghiệp trong phương thức kinh doanh khi “mang chuông đi đánh xứ người” là điều tất lẽ phải có.

Báo Hải Quan
Đăng ngày 23/04/2013
P.T
Chế biến

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cách nhận biết tôm đông lạnh tươi ngon và chất lượng cao

Trong bữa ăn gia đình, tôm đông lạnh đóng vai trò quan trọng trong việc mang lại hương vị tươi ngon, mới lạ cho bữa ăn.

Tôm đông lạnh
• 11:41 04/09/2024

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 08:21 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 08:21 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:21 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 08:21 14/11/2024

Chức năng của vôi canxi trong nuôi tôm

Vôi canxi đóng vai trò quan trọng trong nuôi tôm nhờ vào các chức năng cải thiện chất lượng môi trường nước và sức khỏe tôm.

Vôi
• 08:21 14/11/2024
Some text some message..