Chủ động ứng phó thời tiết thất thường

Trước tình hình thời tiết diễn biến thất thường, nhiều địa phương khẩn trương lên phương án ứng phó, đảm bảo an toàn cho người dân, tàu thuyền.

áp thấp nhiệt đới
Sơ đồ vị trí và đường đi của áp thấp nhiệt đới NGUỒN: TRUNG TÂM DỰ BÁO KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN T.Ư

ATNĐ hướng vào Đông Nam bộ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, lúc 16 giờ ngày 12.12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 9,8 độ vĩ bắc; 109,3 độ kinh đông, cách bờ biển các tỉnh Bình Thuận - Bến Tre khoảng 230 km về phía đông đông nam. Đến 4 giờ ngày 13.12, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 10,1 độ vĩ bắc; 108 độ kinh đông, trên vùng biển Bình Thuận - Bến Tre. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 7, giật cấp 8 - 9.

Trong 12 - 24 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 10 km. Đến 16 giờ ngày 13.12, vị trí tâm ATNĐ ở trên đất liền các tỉnh Bình Thuận - Bến Tre. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm ATNĐ mạnh cấp 6 (40 - 50 km/giờ), giật cấp 7 - 8. Do ảnh hưởng của ATNĐ, vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Ninh Thuận - Sóc Trăng (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9, sóng biển cao 2 - 4 m, biển động mạnh.

Trong 24 - 36 giờ tiếp theo, ATNĐ di chuyển theo hướng tây, mỗi giờ đi được 10 km, suy yếu thành một vùng áp thấp trên khu vực miền Đông Nam bộ. Ở các tỉnh từ Quảng Ngãi - Bình Thuận có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Khu vực Nam bộ có mưa vừa, mưa to và rải rác có giông, trong cơn giông nguy cơ cao xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh, vùng ven biển Nam bộ đề phòng triều cường dâng cao gây ngập úng ở các vùng trũng, thấp. Trên các sông từ Quảng Ngãi - Bình Thuận có khả năng xuất hiện lũ kèm nguy cơ lũ quét, sạt lở đất.

Cũng theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, bộ phận không khí lạnh ở phía bắc đang tiếp tục tràn xuống phía nam. Từ đêm 14.12, ở Bắc bộ trời chuyển rét, vùng núi có nơi rét đậm với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 15 – 18 độ C, vùng núi 12 – 15 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 12 độ C. Từ sáng 14.12, ở vịnh Bắc bộ, vùng biển ngoài khơi trung Trung bộ và khu vực bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7, giật cấp 8 - 9; biển động mạnh.

Chủ động ứng phó

Ngày 12.12, TP.HCM có công văn gửi các địa phương khẩn trương triển khai các phương án ứng phó với ATNĐ. Chủ động ứng phó ngập úng do mưa lớn, triều cường và có thể xảy ra tình trạng xả lũ hồ Dầu Tiếng. Khu vực có nguy cơ sạt lở cao như: Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức… chuẩn bị sẵn sàng để sơ tán, di dời dân đến nơi an toàn. Ban Chỉ huy PCTT-TKCN TP.HCM có công điện khẩn về việc cấm tàu thuyền ra khơi hoạt động đánh bắt thủy sản; phương tiện đò ngang, đò dọc, tàu du lịch, tàu cánh ngầm, tàu nhà hàng xuất bến hoạt động trước diễn biến của ATNĐ gần bờ. Lệnh cấm có hiệu lực kể từ 21 giờ, ngày 12.12 cho đến khi có lệnh mới.

Tương tự các tỉnh: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Thuận cũng đã chủ động lên triển khai các phương án cấp bách để ứng phó với ATNĐ...

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN huyện đảo Phú Quý, suốt ngày 12.12 trên đảo có mưa vừa đến mưa to, gió giật cấp 7, có lúc trên cấp 7. Các lồng bè nuôi cá trên đảo đã được neo chằng chắc chắn. Ông Nguyễn Hùng Tân, Chánh văn phòng Ban Chỉ huy PCTT- TKCN tỉnh Bình Thuận, cho biết từ 19 giờ hôm qua (12.12) đã cấm toàn bộ tàu thuyền khu vực đảo Phú Quý ra khơi.

Ngày 12.12, nước lũ trên các sông ở Bình Định lại dâng cao khiến nhiều khu dân cư ở các huyện Hoài Ân,Tuy Phước, Phù Mỹ, TX.An Nhơn... lại bị lũ chia cắt. Tại H.Tuy Phước, tuyến đường ĐT 640 đã bị lũ chia cắt nhiều đoạn; nhiều tuyến đường liên thôn, liên xã ở các xã Phước Thuận, Phước Hòa, Phước Nghĩa... cũng bị ngập trong lũ. Chiều 12.12, học sinh của 28/58 trường từ bậc mầm non đến THCS trên địa bàn H.Tuy Phước phải nghỉ học.

Gần 7 giờ cùng ngày, chị Nguyễn Thị Mỹ (32 tuổi ở thôn Du Tự, TT.Tăng Bạt Hổ, H.Hoài Ân) đi xe đạp qua cầu Phong Thạnh (cũ) thì bị rơi xuống nước; nhiều người phát hiện liền kêu cứu nhưng do sông đang có lũ, nước chảy mạnh nên việc cứu hộ chị Mỹ gặp nhiều khó khăn. Lực lượng cứu hộ phải bơi theo dòng nước trên 1 km và đã cứu được chị Mỹ để đưa đến Trung tâm y tế Hoài Ân cấp cứu.

Thanh Niên, 13/12/2016
Đăng ngày 13/12/2016
Môi trường

Mô hình nuôi tôm không xả thải được nghiên cứu và ứng dụng thành công

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến những bước tiến đột phá nhờ vào áp dụng các công nghệ môi trường bền vững. Trong đó, mô hình nuôi tôm không xả thải đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công, giải quyết được những thách thức lâu nay về ô nhiễm môi trường trong nuôi tôm

Ao nuôi
• 10:10 22/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 10:48 15/01/2025

Bảo vệ cá nuôi trước thời tiết chuyển biến lạnh

Thời tiết lạnh thường đem đến nhiều thách thức cho việc nuôi cá. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của cá mà còn tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ cá nuôi trước thời tiết lạnh.

Cá nuôi
• 09:57 13/01/2025

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 20:02 16/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 20:02 16/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 20:02 16/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 20:02 16/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 20:02 16/02/2025
Some text some message..