Chủng vi khuẩn mới phân giải ammonia và nitrit trong ao nuôi tôm

Ammonia và nitrit là hai trong số các chỉ số quan trọng nhất trong quản lý nước canh tác vì độc tính của chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống sót của động vật thủy sinh và năng suất nuôi.

Chủng vi khuẩn mới phân giải ammonia và nitrit trong ao nuôi tôm
Ảnh minh họa: Kona Bay

Do đó, các nhà khoa học đã tìm kiếm một phương pháp an toàn, hiệu quả và đơn giản để loại bỏ ammonia và nitrit trong nước ao nuôi. Trong một nghiên cứu mới đây, người ta đã chỉ ra rằng một chủng vi khuẩn Sphingomonas sp. LPN080 được phân lập và sàng lọc từ nước ao nuôi tôm có thể loại bỏ hoàn toàn cả ammonia và nitrit.

Sphingomonas là gì?

    Giới: Vi khuẩn 

        Ngành: Proteobacteria

            Lớp: Alphaproteobacteria

                Bộ: Sphingomonadales

                    Họ: Sphingomonadaceae

                        Chi: Sphingomonas

nuôi tôm, xử lý nước nuôi tôm, nuôi tôm thẻ, Sphingomonas

Sphingomonas được xác định vào năm 1990, là một loại vi khuẩn hình que có màu vàng hoặc trắng. 

nuôi tôm, xử lý nước nuôi tôm, nuôi tôm thẻ, Sphingomonas

Sphingomonas. Ảnh nguồn: Wikipedia

Sphingomonas đã được tìm thấy trong các môi trường khác nhau, bao gồm dưới nước (nước ngọt và nước biển), trên cạn, hệ thống rễ cây, mẫu vật, trầm tích, thậm chí ở một số vùng bị ô nhiễm.... Sự phân bố rộng rãi của nó trong môi trường là do khả năng sử dụng một loạt các hợp chất hữu cơ để phát triển và tồn tại trong điều kiện dinh dưỡng thấp. Nhiều nghiên cứu cho thấy, Sphingomonas có thể sử dụng các chất gây ô nhiễm như một nguồn năng lượng, giúp chúng tăng trưởng và có thể cạnh tranh thành công với các sinh vật bản địa trong các môi trường khác nhau.

Khả năng làm giảm hàm lượng ammonia và nitrit của Sphingomonas sp. LPN080

Các nhà khoa học đã thu thập mẫu nước từ các ao nuôi tôm thẻ, tiến hành nuôi cấy, phân lập và nhận dạng phân tử để phát hiện ra khả năng kiểm soát ammonia và nitrite của Sphingomonas sp. LPN080 từ 20 loại vi khuẩn khác nhau.

Khả năng chuyển hóa ammonia

Sau 48 giờ nuôi cấy, nồng độ ammonia của các mẫu nước đã giảm từ 8 mg/L xuống còn 0,3 mg/L (tương đương 96%). Trong khi đó, nồng độ ammonia của nhóm đối chứng gần như không thay đổi. Ngoài ra, nồng độ nitrit cũng đã được kiểm tra trong toàn bộ quá trình và kết quả cho thấy nồng độ nitrit không bị phát hiện.

Như vậy, Sphingomonas sp. LPN080 có thể loại bỏ ammonia một cách hiệu quả trong một thời gian ngắn mà không cần tích lũy nitrit. Vì không có nguồn nitơ nào bị khử trong môi trường ngoại trừ ammonia nên chỉ có một khả năng: Sprialomonas sp. LPN080 có thể đồng hóa ammonia vào các thành phần tế bào của nó.

Khả năng chuyển hóa nitrit

Tương tự như đối với ammonia, nồng độ nitrit đã giảm từ 5 mg/L xuống còn 0,8 mg/L (tương đương 81%) trong các nghiệm thức và gần như không thay đổi trong nhóm đối chứng. Nồng độ của ammonia cũng đã được thử nghiệm trong quá trình giám sát và kết quả chỉ ra rằng chỉ có nồng độ rất thấp ammonia (<0,1 mg /L) được phát hiện.

Các nhà khoa học giải thích rằng, trong trường hợp này, nitrite là nguồn nitơ duy nhất cho sự phát triển của Sphingomonas sp. LPN080. Vì nitrite không thể được chuyển đổi thành amoniac bởi vi khuẩn, cho nên nitrite đã được chuyển hóa thành nitrat và nitrat sau đó được hấp thụ bởi chủng LPN080.

Chính nhờ vào khả năng loại thải ammonia và nitrit, chủng Sprialomonas sp. LPN080 có thể gián tiếp ức chế sự phát triển của Vibrio spp. trong nước có bổ sung glucose. LPN080 cho thấy độ an toàn sinh học cao đối với tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei. Tất cả những kết quả này đã chứng minh rằng Sphingomonas sp. LPN080 có giá trị kinh tế tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản và ngay cả trong xử lý nước thải nhất là nước thải nuôi tôm thẻ chân trắng.

Nhóm nghiên cứu: Long Yun, Zonghe Yua, Yinyin Li, Peng Luo, Xiao Jiang, Yushun Tian, Xiongqi Ding. Báo cáo tiếng anh đăng trên tạp chí Aquaculture.
Đăng ngày 02/05/2019
NGUYEN THAO (Lược dịch)
Kỹ thuật

Chuyển giao cá tra bố mẹ và nâng cao chất lượng giống

Vừa qua, Tép Bạc phản ánh thông tin từ Cục Thủy sản và Hiệp hội Cá tra Việt Nam về chất lượng giống cá tra thấp, hao hụt đến 95% trong ương dưỡng và khi nuôi thương phẩm cũng hao hụt lớn, nhiều bạn đọc muốn biết thêm công tác giống đang thực hiện. Sau đây xin cung cấp thông tin từ Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II (Viện 2)

Cá tra giống
• 09:51 13/12/2024

Tìm hiểu cách trao đổi khí của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh thuộc lớp giáp xác, có cơ chế trao đổi khí phức tạp và thích nghi tốt với môi trường nước. Quá trình trao đổi khí của tôm diễn ra thông qua các cấu trúc và cơ chế đặc biệt giúp chúng lấy oxy từ nước và thải khí carbon dioxide.

Tôm thẻ
• 09:43 06/12/2024

Các yếu tố quan trọng cần biết khi cho tôm ăn

Cho tôm ăn là một công đoạn rất quan trọng trong quá trình nuôi, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tốc độ phát triển, và hiệu quả kinh tế của ao nuôi. Để đảm bảo tôm phát triển tốt và hạn chế các vấn đề về môi trường ao nuôi, người nuôi cần nắm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng và cách cho tôm ăn.

Thức ăn tôm
• 10:04 03/12/2024

Sử dụng men vi sinh để trị bệnh cho tôm

Một trong những giải pháp đang ngày càng được nhiều người nuôi tôm áp dụng để kiểm soát và điều trị bệnh chính là sử dụng men vi sinh. Men vi sinh không chỉ giúp cải thiện chất lượng nước mà còn hỗ trợ tôm khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và phòng ngừa các bệnh thường gặp. Việc áp dụng men vi sinh đúng cách có thể mang lại hiệu quả lâu dài, giúp người nuôi tôm bảo vệ đàn tôm khỏi bệnh tật và nâng cao năng suất nuôi trồng.

Men vi sinh
• 11:38 02/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 10:21 19/12/2024

Tập trung vào các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường

Nuôi tôm đã và đang là ngành kinh tế quan trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường đang gây nhiều thách thức cho ngành. Để đảm bảo phát triển bền vững, việc áp dụng các phương pháp nuôi tôm thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết.

Tôm thẻ
• 10:21 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 10:21 19/12/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:21 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 10:21 19/12/2024
Some text some message..